Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng khô khớp gối

Khô khớp gối là một trong các bệnh xương khớp khá phổ biến ở những người cao tuổi và người ít vận động. Tình trạng này xảy ra khi khớp tiết ra quá ít chất nhờn bôi trơn, do đó gây ra những cơn đau âm ỉ và ảnh hưởng tới khả năng di chuyển của người bệnh. Vậy làm sao để khắc phục và phòng tránh được tình trạng khô khớp gối… Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp ngay sau đây!

Khô khớp gối là gì?

Chất nhờn bôi trơn sụn khớp đóng vai trò quan trọng giúp hoạt động của xương khớp được trơn tru, giảm sự ma sát giữa hai đầu xương khi vận động. Tuy nhiên trải qua thời gian và nhiều biến cố, chất nhờn dịch khớp có thể bị giảm hoặc không còn tiết ra nữa, dẫn đến tình trạng khô khớp gối.

Khi bị khô khớp gối, sụn khớp sẽ dễ bị tổn thương và dần bị bào mòn, khiến khớp khó của động đặc biệt là các tư thế co duỗi đầu gối, leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống. Đi kèm với khớp bị khô là những cơn đau nhức, tiếng kêu lục cục ở đầu gối, cứng khớp.

khô khớp gối
Khô khớp gối là tình trạng ít hoặc không đủ chất nhờn bôi trơn đầu khớp

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng khô khớp gối có thể ngày càng trầm trọng hơn và dẫn đến thoái hóa khớp gối nhanh chóng. Nặng hơn là những biến chứng nguy hiểm cho xương khớp như: lệch trục khớp, bại liệt, tàn phế.

Nguyên nhân gây ra tình trạng khô khớp gối phổ biến

Khô khớp gối chủ yếu xảy ra ở những đối tượng bị lão hóa như người cao tuổi, những người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu một tư thế, người ít vận động hoặc người vận động quá sức.

Các yếu tố là nguyên nhân phổ biến gây khô khớp bao gồm:

  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa là nguyên nhân hàng đầu khiến bao dịch khớp không còn sản xuất đủ lượng chất nhờn cần thiết cho cơ thể.
  • Thừa cân: Các trường hợp tăng cân dễ khiến cho khớp gối phải chịu thêm nhiều áp lực, trọng lượng càng tăng càng khiến ổ khớp dễ bị mất ổn định. Lâu dần có thể làm tổn thương khớp, khô khớp và nhiều bệnh lý xương khớp khác.
  • Thói quen vận động: Lười vận động, vận động sai tư thế, hoạt động quá nhiều gây áp lực quá mức lên khớp gối… cũng là nguyên nhân khiến khớp bị tổn thương và khô khớp.
  • Chế độ dinh dưỡng: Nếu cơ thể thiếu hụt khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng thì khó có thể sản sinh ra đủ lượng chất nhờn cần thiết, dẫn tới khô dịch khớp.
  • Thói quen sinh hoạt: Sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá và chế độ nghỉ ngơi không điều độ cũng là một trong các nguyên nhân khiến khớp bị ảnh hưởng.
khô khớp gối
Những người lớn tuổi là đối tượng dễ bị khô khớp do quá trình lão hóa

Triệu chứng, biểu hiện thường gặp khi bị khô khớp gối

Khô khớp gối cũng như nhiều dạng khô khớp ở các vị trí khác đều khá khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì hầu hết các biểu hiện thường không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu phát hiện ra những triệu chứng bất thường dưới đây thì cần hết sức lưu ý:

  • Khớp gối phát ra tiếng động: Âm thanh răng rắc, lục cục hoặc lạo xạo xuất hiện mỗi lần cử động, co duỗi đầu gối là triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh xương khớp cần chú ý.
  • Đau khớp: Trong giai đoạn đầu, cơn đau khớp chỉ thoáng qua ở mức độ nhẹ và lâu lâu mới xuất hiện khi thực hiện các tư thế đột ngột, co duỗi hoặc xoay khớp. Cơn đau sẽ ngày càng tăng lên dữ dội hơn với tần suất dày đặc hơn, nhất là mỗi khi hoạt động nặng như chạy nhảy, tập thể thao.
  • Cứng khớp: Là tình trạng khớp có cảm giác căng cứng, khó cử động. Thương xuất hiện vào buổi sáng và dần nặng hơn theo thời gian.
  • Hạn chế vận động: Khô khớp làm giảm sự linh hoạt của khớp, hạn chế khả năng vận động và co duỗi của khớp.
  • Sưng khớp Cảm giác nóng đỏ ở xung quanh đầu gối.
  • Đầu gối bị cong mỗi khi đi bộ, khớp gối lỏng lẻo và khả năng chịu lực giảm.
khô khớp gối
Khớp gối kêu lạo xạo là biểu hiện của bệnh xương khớp

Những phương pháp điều trị khô khớp gối thường áp dụng hiện nay

Hiện nay cùng với sự phát triển của nền y học, đã có rất nhiều phương pháp chữa khô khớp gối được áp dụng đem lại hiệu quả cao như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm thường được chỉ định trong những tình huống cơn đau cấp, đau từ nhẹ đến vừa. Tuy nhiên thuốc chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng chứ không điều trị được tận gốc nguyên nhân gây khô khớp.

  • Dùng thuốc Đông y

Một vài người tin rằng các bài thuốc dân gian có tác dụng giảm đau khớp gối trong các trường hợp đau nhẹ. Mặc dù là thảo dược thế nhưng các bài thuốc này hầu như đều chưa được kiểm chứng về tính hiệu quả cũng như không có tác dụng với trường hợp đau nặng.

  • Tiêm chất nhờn vào khớp

Thường thấy nhất đó là sử dụng Hyaluronic Acid tiêm vào khớp để bổ sung chất nhờn. HA sẽ giúp bôi trơn, giảm độ ma sát và giúp khớp hoạt động trơn tru giống như loại chất nhờn tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, HA chỉ có tác dụng trong khoảng 1 tuần, sau đó người bệnh cần được tiêm lại. Bên cạnh đó, phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng, dính khớp, teo cơ…

  • Vật lý trị liệu

Sử dụng các dụng cụ và thiết bị để hỗ trợ khả năng sản xuất chất nhờn, khôi phục sụn khớp và cải thiện khả năng vận động.

  • Phẫu thuật

Là phương án dành cho trường hợp bệnh nặng, khi các phương pháp nội khoa không còn tác dụng nữa, các bác sĩ sẽ chỉ định thay khớp nhân tạo.

  • Liệu pháp liệu pháp chữa khớp gối chuẩn Mỹ Bio Kit Pro

Bio Kit Pro coi là “cuộc cách mạng” trong việc điều trị bệnh xương khớp. Là cách điều trị bảo tồn, trị tận gốc nguyên nhân thoái hóa thông qua cơ chế kích thích quá trình TÌM KIẾMSỬA CHỮATHAY THẾ những tế bào bị tổn thương bằng các tế bào mới khỏe mạnh. Nhờ đó trả lại trạng thái ổn định của xương khớp một cách tự nhiên và hiệu quả.

Bio Nano Cell chữa lành khớp gối tự nhiên không dùng thuốc, không phẫu thuật
Liệu pháp liệu pháp chữa khớp gối chuẩn Mỹ Bio Kit Pro được chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả và an toàn

Mỗi phương pháp đều sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Cách tốt nhất là người bệnh nên thăm khám sớm để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ đó đưa ra phương án điều trị khô khớp gối phù hợp nhất.

Cách phòng ngừa hữu hiệu tình trạng khớp gối bị khô

Theo các chuyên gia xương khớp phòng khám InterMec, việc phòng ngừa khô khớp và các bệnh lý xương khớp từ sớm là rất quan trọng để hạn chế tối đa những tổn thương. Bạn có thể áp dụng một vài cách dưới đây để phòng ngừa:

  • Làm việc đúng tư thế, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng mệt mỏi.
  • Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên.
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như omega-3, canxi, vitamin D…
  • Hạn chế thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
  • Duy trì cân nặng ổn định, tránh gây áp lực lên khớp gối.
Khô khớp gối
Phòng ngừa khô khớp gối từ sớm để bảo vệ xương khớp

Các câu hỏi thường gặp về tình trạng khô khớp gối

Khớp gối khô là tình trạng phổ biến dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Xung quanh những nguyên nhân và triệu chứng thì còn khá nhiều khúc mắc liên quan đến khô khớp gối như:

Khô khớp gối có nguy hiểm không?

Bệnh khô khớp gối nếu không được chữa trị kịp thời còn dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:

  • Hạn chế khả năng vận động
  • Ảnh hưởng tới tinh thần và chất lượng cuộc sống.
  • Nguy cơ lệch trục khớp, biến dạng khớp, cong vẹo đầu gối, teo cơ, đi đứng tập tễnh.
  • Gây cứng khớp, sưng đau dai dẳng.
  • Nguy cơ bại liệt, tàn phế suốt đời.

Bị khô khớp gối có nên đi bộ và tập thể dục không?

Các cơn đau do khô khớp khiến người bệnh khó cử động và thường e ngại mỗi khi nhắc tới việc tập thể dục vì sợ gây ảnh hưởng đến khớp gối. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khuyên rằng người bệnh nên tập thể dục ở mức độ nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm các triệu chứng. Có thể chọn các môn vừa sức như đi bộ, yoga, bơi lội…

Khô khớp gối
Tập các môn thể thao nhẹ nhàng vừa sức để cải thiện sức khỏe xương khớp

Người bị khô khớp gối nên ăn gì và kiêng gì?

Bên cạnh tuân thủ theo phương pháp điều trị, người bệnh khô khớp gối có thể kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh:

Nên ăn:

  • Cá biển: Chứa hàm lượng chất béo Omega-3 lớn có tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm khô khớp, cải thiện sức khỏe xương khớp.
  • Thực phẩm nhiều Canxi và vitamin Di: Bổ sung canxi giúp bảo vệ xương khớp chắc khỏe, vitamin D giúp canxi hấp thu tốt vào cơ thể. Các thực phẩm nên dùng như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, các loại đậu, cá hồi, cá mòi…
  • Thực phẩm chứa vitamin C: Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm , tăng khả năng tổng hợp protein trong khớp và mô xương. Nên bổ sung các loại rau củ quả như ớt chuông, kiwi, dâu tây, súp lơ trắng, bông cải xanh…

Không nên ăn:

  • Nội tạng động vật.
  • Đồ ăn đóng gói sẵn, đồ chứa quá nhiều muối hoặc đường.
  • Thức ăn lên men, muối chua.
  • Đồ chiên xào quá nhiều dầu mỡ.
  • Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Khô khớp gối là tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Vì thế đừng chủ quan, khi nhận thấy một trong các dấu hiệu bệnh xương khớp bất thường nào hãy nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời.

Khô khớp gối
Kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý

Nếu đang có nhu cầu kiểm tra và chẩn đoán, điều trị các bệnh xương khớp, bạn có thể sử dụng dịch vụ tại InterMec – Đơn vị chăm sóc sức khỏe xương khớp uy tín hàng đầu hiện nay. Với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc thiết bị tân tiến nhất, InterMec chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng. Liên hệ hotline 1900 1139 để được tư vấn và đặt lịch khám.

5/5 - (1 bình chọn)