THOÁI HÓA KHỚP GỐI
BẠN ĐÃ HIỂU HẾT VỀ CĂN BỆNH NÀY?
BẠN ĐÃ HIỂU HẾT VỀ CĂN BỆNH NÀY?
Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh phức tạp, có tác động không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Trước đây, bệnh xuất hiện ở người lớn tuổi, nhưng nhịp sống bận rộn kèm với lối sống kém khoa học khiến bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây tàn phế suốt đời và không đi lại được.
Thoái hóa khớp gối (còn gọi là thoái hóa sụn khớp gối) là hiện tượng lớp đệm tự nhiên giữa các khớp (sụn) bị mài mòn. Khi tình trạng này xảy ra, xương của các khớp cọ xát với nhau mạnh hơn, sau đó xuất hiện những cơn đau, nhức, sưng và giảm khả năng di chuyển, hình thành các gai xương ở xung quanh vùng đầu gối.
Sụn khớp bị tổn thương kèm phản ứng thoái hóa và lượng dịch khớp bị giảm đi do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.
Khi bạn bị thừa cân – béo phì, tải trọng lớn của cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối. Nghiên cứu cho thấy mỗi khi bạn tăng 0,45kg cân nặng thì sẽ đồng thời làm tăng 1,35 – 1,8kg trọng lượng trên đầu gối. Do vậy, bạn cần chú ý đến vấn đề cân nặng để bảo toàn khớp gối ở mọi lứa tuổi.
Với các trường hợp bao gồm các đột biến di truyền (khiến một người có nhiều khả năng bị thoái hóa xương khớp ở đầu gối dù tuổi còn trẻ) và hình dạng bất thường của xương bao quanh khớp gối (khiến sụn khớp dễ bị thoái hóa sớm).
Có tồn tại sự di truyền thông qua gen lặn. Do vậy, con cháu trong gia đình của những người bị thoái hóa khớp sớm và nặng dễ bị thoái hóa khớp hơn các gia đình bình thường khác.
Nữ giới độ tuổi sau 45 có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 1,5 – 2 lần so với nam giới. Các vị trí khớp thường bị thoái hóa gồm: khớp háng, khớp gối và khớp cột sống. Nữ giới có hệ thống dây chằng quanh khớp gối yếu hơn nam giới nên rất dễ bị tổn thương khi vận động. Bên cạnh đó, do đảm nhận thiên chức làm mẹ khi mang thai khiến cho phần cấu tạo xương chậu của phụ nữ thường rộng hơn đàn ông.
Theo nhiều nghiên cứu, mỗi lần sinh nở, phụ nữ lại càng có nguy cơ đối mặt với thoái hóa khớp, nhất là thoái hóa khớp gối và khớp háng
Các vận động viên đặc biệt chơi các môn thể thao như bóng đá, quần vợt, điền kinh có nguy cơ bị suy yếu khớp gối cao do đòi hỏi vận động khớp gối nhiều và liên tục. Nguy cơ sẽ cao hơn nữa nếu vận động viên gặp phải vấn đề chấn thương trong lúc tập luyện.
Khi gối bị thoái hóa, mỗi giai đoạn đặc trưng bằng các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau như sau:
Ở giai đoạn này, sụn khớp gối thường không có biểu hiện rõ ràng. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu do sự mài mòn xảy ra giữa các thành phần của khớp là không đáng kể.
Đây được coi là giai đoạn nhẹ của bệnh. Lúc này, chụp X-quang khớp gối sẽ thấy không gian giữa các xương chưa bị thu hẹp, và xương không bị cọ xát với nhau. Đồng thời, chất lỏng hoạt dịch được duy trì đủ để khớp vận động bình thường.
Tuy nhiên, người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng đầu tiên trong giai đoạn này: cảm thấy nhức sau một ngày dài đi bộ hoặc chạy, đau khớp nhiều hơn khi không cử động trong vài giờ hoặc đau khi quỳ/cúi.
Những người bị thoái hóa sụn khớp gối giai đoạn 3 có khả năng bị đau thường xuyên khi đi bộ, chạy. Họ cũng có thể bị cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài hoặc thức dậy vào buổi sáng. Thậm chí người bệnh cảm giác bị tê cứng khi ngồi lâu và khó cử động.
Giai đoạn 4 thoái hóa khớp được coi là vấn đề“nghiêm trọng”. Khi bệnh đã tiến triển đến thời kỳ này, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau và khó chịu mỗi khi đi bộ hoặc cử động khớp. Đó là do không gian giữa các xương bị giảm đáng kể – sụn hầu như không còn nguyên vẹn, khiến khớp bị cứng và đôi lúc trở nên bất động.
Lượng chất lỏng hoạt dịch cũng ít đi và không còn đảm nhận được nhiệm vụ giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động của khớp.
Đặc biệt, theo hội động bác sỹ phòng khám đa khoa InterMec, với thoái hóa khớp gối nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng và trở nên nguy hiểm bởi các biến chứng như:
Quá trình chẩn đoán khớp gối bị thoái hóa sẽ được thực hiện bằng việc thăm khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ cũng xem xét bệnh sử của bạn, đồng thời hỏi rõ về các triệu chứng xảy ra gần đây mà bạn gặp phải để dễ dàng chẩn đoán bệnh và đưa ra phương hướng điều trị thích hợp.
Sau khi thăm khám tổng quát, một số chẩn đoán cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh của bạn. Bác sĩ có thể chỉ định bạn:
Bio Kit Pro – Bí quyết giúp khớp gối mãi mãi tuổi 40
Liệu pháp chữa khớp gối chuẩn Mỹ là phương pháp chăm sóc và bảo vệ xương khớp được săn đón nhất hiện nay. Đây là hoạt động dựa trên cơ chế tự động tìm kiếm – sửa chữa – thay thế hoàn toàn các tế bào bị tổn thương do lão hóa bằng việc tạo ra những tế bào mới khỏe mạnh để hỗ trợ và điều trị bệnh.
Đặc biệt, đây là phương pháp chữa thoái hóa khớp gối duy nhất hiện nay KHÔNG THUỐC, KHÔNG PHẪU THUẬT, KHÔNG NGHỈ DƯỠNG. Vì vậy, liệu pháp liệu pháp chữa khớp gối chuẩn Mỹ Bio Nano Cell là một trong những lựa chọn điều trị bệnh số 1 tại Mỹ và Châu Âu.
InterMec - Hệ thống Phòng khám đa khoa quốc tế công nghệ cao HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM
256B Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM (GPHĐ số 0110733338-001) 266 Tây Sơn, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội (coming soon) THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG
Từ 7h00 đến 18h00 (T2-CN)
CHUYÊN KHOA