Làm thế nào để giảm triệu chứng cứng khớp gối nhanh chóng và an toàn?

Hiện tượng cứng khớp gối thường xảy ra ở người lớn tuổi và người vận động quá mức. Cứng khớp khiến các khớp xương bị căng cứng khó cử động, làm ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Sau đây sẽ là những biện pháp giúp giảm thiểu triệu chứng cứng khớp không nên bỏ qua.

Hiện tượng cứng khớp gối là gì?

Khớp gối là vùng nằm giữa xương đùi và xương bánh chè, có vai trò quan trọng trong việc duy trì cho xương khớp hoạt động trơn tru. Nếu các cơ đầu gối có xảy ra vấn đề và xơ dính lại thì người bệnh sẽ khó có thể cử động khớp một cách bình thường, đây gọi là tình trạng cứng khớp gối.

cứng khớp gối
Cứng khớp gối thường xảy ra ở người cao tuổi

Cứng khớp gối là bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay, đây là tình trạng khó cử động ở khớp đầu gối khớp gối do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy hoặc khi thay đổi tư thế đột ngột. Theo thời gian, các triệu chứng và tần suất cứng khớp sẽ ngày càng dày đặc và nghiêm trọng hơn. Có thể khiến bệnh nhân không thể cử động vùng khớp đầu gối và kéo theo nhiều triệu chứng khác.

Nếu khớp gối bị cứng trong thời gian dài không được điều trị sớm sẽ dẫn tới thoái hóa khớp gối và các bệnh lý mạn tính về xương khớp, thậm chí là nguy cơ tàn phế, mất khả năng vận động.

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng cứng khớp gối

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khớp gối bị căng cứng bao gồm:

  • Do chấn thương:

Các tai nạn, chơi thể thao quá sức, vận động mạnh đều khiến khớp gối bị chèn ép quá mức. Từ đó dẫn tới tổn thương sụn khớp, nứt vỡ sụn chêm, gãy xương, đứt hoặc giãn dây chằng quanh khớp, trật khớp, vỡ mặt xương đầu gối… Tất cả đều là nguyên nhân gây cứng khớp.

  • Thoái hóa khớp:

Tuổi tác khiến các bộ phận dần bị lão hóa, trong đó có xương khớp. Khi đó các sụn khớp bị hao mòn, xương dưới sụn cũng trở nên suy yếu, các bộ phận khớp không còn được linh hoạt và dẻo dai. Gây nên những cơn đau và căng cứng mỗi khi ngủ dậy.

  • Bệnh viêm khớp dạng thấp:

Tình trạng viêm có thể khiến khớp khó cử động, khiến khớp bị sưng và xơ hóa. Những tổn thương sụn khớp sẽ khiến người bệnh khó có thể co duỗi đầu gối. Đây cũng là yếu tố nguy cơ có khả năng phát triển thành những biến chứng bệnh xương khớp nguy hiểm như dính khớp, biến dạng khớp.

Cứng khớp gối
Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân gây cứng khớp gối
  • Bệnh Gout:

Do axit uric bị rối loạn chuyển hóa gây nên tình trạng lắng đọng uric ở các khớp. Triệu chứng phổ biến nhất là cứng khớp gối, nóng đỏ khớp, các cơn đau mỗi khi cử động.

  • Viêm bao hoạt dịch:

Hoạt dịch khớp bị viêm khiến màng hoạt dịch dày lên gây nên những cơn đau và cứng khớp.

  • Bệnh lý khác:

Một số bệnh xương khớp cũng gây cứng khớp gối như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp vảy nến, áp xe khớp…

  • Do lâu ngày không cử động khớp:

Sau thời gian dài bó bột khớp sau phẫu thuật hoặc do dây chằng co rút, bao khớp lâu ngày cũng khiến khớp bị căng cứng.

Triệu chứng và biểu hiện thường gặp khi bị cứng khớp

Cứng khớp gối có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên chân và thường gặp vào buổi sáng khi bạn thức dậy, tình trạng cứng khớp sẽ kéo dài từ 15-30 phút hoặc lâu hơn tùy vào mức độ nặng nhẹ. Người bệnh thường phải xoa bóp khớp gối một lúc lâu mới có thể tiếp tục vận động đi lại. Bên cạnh đó, cứng khớp cũng kèm theo những triệu chứng sau đây:

  • Các cơn đau ở khớp gối: Đau cả khi nghỉ ngơi và vận động sẽ càng đau hơn. Mức độ đau sẽ ngày càng tăng dần tần suất và thời gian đau kéo dài hơn.
  • Khớp sưng và nóng đỏ: Đây là dấu hiệu cảnh báo viêm khớp và nhiều bệnh lý khác.
  • Co thắt cơ, yếu cơ đầu gối: Khiến đầu gối không thể chịu được áp lực nặng.
  • Chảy máu hoặc bầm tím: Thường xảy ra ở những bệnh lý nghiêm trọng.
  • Mệt mỏi, sốt nhẹ: Là biểu hiện đi kèm khi khớp bị tổn thương.
cứng khớp gối
Cứng khớp gối thường đi kèm với những triệu chứng đau và sưng khớp

Những cách khắc phục tình trạng cứng khớp gối thường được áp dụng

Để xác định đúng phương pháp điều trị cứng khớp gối, người bệnh nên tới thăm khám để được chẩn đoán tình trạng bệnh. Từ đó các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp, phổ biến nhất là các phương pháp sau:

  • Giảm đau tại chỗ bằng cách chườm nóng/lạnh:

Sử dụng nhiệt giúp giảm đau, cải thiện các triệu chứng cứng khớp, làm khớp gối linh hoạt hơn. Chườm lạnh thường dùng cho trường hợp mới tổn thương, bị sưng nóng đỏ khớp. Chườm nóng giúp tăng lưu thông máu, giảm đau và thường dùng với tổn thương đã lâu ngày, mạn tính hoặc thoái hóa khớp, không viêm sưng.

  • Dùng thuốc chống viêm không steroid:

Một số loại thuốc như aspirin, naproxen, ibuprofen thường được sử dụng để hỗ trợ giảm triệu chứng cứng khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng cần được tham khảo ý kiến bác sĩ và tránh dùng cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng.

  • Tiêm Steroid:

Sử dụng cách tiêm Steroid vào khớp để cải thiện chứng viêm khớp. Tuy nhiên đây là phương pháp chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, không trị được tận gối nguyên nhân bệnh. Đôi khi tiêm nhắc lại sẽ không có hiệu quả.

  • Vật lý trị liệu:

Dùng các dụng cụ và thiết bị hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ phục hồi sụn khớp.

  • Phẫu thuật:

Chỉ dùng nếu các phương pháp điều trị lâm sàng không còn hiệu quả để giải phóng khớp gối hoặc thay thế bằng khớp nhân tạo.

  • Liệu pháp liệu pháp chữa khớp gối chuẩn Mỹ Bio Kit Pro:

Đây là cách chữa lành khớp gối tự nhiên bằng liệu pháp chữa khớp gối chuẩn Mỹ. Trị từ gốc nguyên nhân gây bệnh nhờ cơ chế thay thế tế bào tổn thương bằng tế bào khỏe mạnh hơn.

Cứng khớp gối
Liệu pháp Bio Kit Pro điều trị tận gốc nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Trong số những phương pháp kể trên, Bio Kit Pro được đánh giá là “cuộc cách mạng” trong điều trị cách bệnh lý xương khớp. Đem đến hiệu quả vượt trội để phục hồi cấu trúc sụn khớp mà không cần dùng thuốc, không phẫu thuật, hạn chế được mọi nhược điểm của các phương pháp truyền thống.

Biện pháp giúp phòng ngừa hiệu quả tình trạng cứng khớp gối

Ngoài tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị thì người bệnh có thể tham khảo những biện pháp hỗ trợ sau đây để giảm bớt và ngăn ngừa tình trạng cứng khớp gối:

  • Duy trì cân nặng lý tưởng để hạn chế áp lực lên đầu gối.
  • Làm việc đúng tư thế, không ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế.
  • Khởi động trước khi tập và giãn cơ sau mỗi lần tập thể dục, lựa chọn các bài tập vừa sức với tình trạng cơ thể.
  • Tránh thay đổi tư thế, xoay đầu gối đột ngột.
  • Tránh những vận động nặng, tập thể thao quá sức gây đè ép lên đầu gối.
  • Tắm nước nóng giúp thư giãn cơ bắp, tăng tuần hoàn máu.
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp, chứa nhiều canxi, omega-3, collagen, vitamin C, D…
  • Hạn chế dùng chất kích thích, rượu bia thuốc lá.
  • Khám sức khỏe xương khớp định kỳ để sớm phát hiện bệnh lý.

Cứng khớp gối có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Trong nhiều trường hợp, các biện pháp lâm sàng như dùng thuốc, nghỉ ngơi, chườm nóng/lạnh có thể làm giảm bớt triệu chứng cứng khớp và giảm đau. Tuy nhiên, người bệnh nên được chẩn đoán và thăm khám để bác sĩ có biện pháp xử lý nếu xảy ra chấn thương hoặc các triệu chứng đau nhức khác ngoài cứng khớp.

cứng khớp gối
Tập thể dục vừa sức giúp tăng lưu thông máu và tăng sức khỏe tổng thể

Hiện tại, phòng khám InterMec là đơn vị duy nhất tại Việt Nam được cấp phép ứng dụng liệu pháp liệu pháp chữa khớp gối chuẩn Mỹ Bio Kit Pro trong điều trị các bệnh lý thoái hóa khớp. Là nơi sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên gia xương khớp đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm. Được trang bị hệ thống máy móc hiện đại như Max Cool Pro giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi mô tổn thương, Laser thế hệ mới giảm sưng viêm khớp, máy Winback, Chattanooga, máy điện xung, máy siêu âm đa tầng…

Để đặt lịch thăm khám và điều trị tình trạng cứng khớp gối cũng như các bệnh lý xương khớp cùng các chuyên gia tại Phòng khám công nghệ cao chuẩn Mỹ InterMec, quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 1139 để được hỗ trợ.

Bình Chọn post
👍👍 Chia sẻ