Tràn dịch khớp gối khiến đầu gối sưng phù và đau nhức, làm cản trợ khả năng vận động và di chuyển. Nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy tràn dịch khớp gối uống thuốc gì hiệu quả và an toàn? Cùng INTERMEC tìm hiểu cách chữa bệnh bằng thuốc và KHÔNG DÙNG THUỐC ngay sau đây nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
Tràn dịch khớp gối có gây nguy hiểm không?
Tràn dịch khớp gối là tình trạng xảy ra khi dịch khớp gối bị tăng tiết quá mức, dẫn tới tràn ra khỏi ổ khớp, dịch dồn lại quanh khớp gây nên tình trạng sưng phù và đau nhức. Điều này ảnh hưởng đến khả năng vận động, gây khó khăn khi di chuyển cùng những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa kịp thời.
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối như do tuổi tác gây thoái hóa khớp gối, do chấn thương thể thao, do thừa cân béo phì và nhiều nguyên nhân bệnh lý viêm khớp, bệnh gout…
Tràn dịch khớp gối nếu kịp thời phát hiện và điều trị thì có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu để lâu không điều trị, bỏ lỡ thời điểm “vàng” chữa bệnh thì sẽ khiến sụn khớp bị tổn thương thậm chí bị phá hủy. Dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác như hư khớp, teo cơ, nhiễm trùng, dính khớp, bại liệt… Do đó, khi có những biểu hiện bệnh xương khớp bất thường thì đừng chủ quan, hãy tới ngay phòng khám INTERMEC để được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khi bị tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì?
Bên cạnh những bài thuốc dân gian chữa bệnh xương khớp sẽ không nói đến ở đây thì đa số người bệnh sẽ dùng những loại thuốc Tây y, có cả kê đơn và không kê đơn.
Hiện nay, để xác định tràn dịch khớp gối uống thuốc gì, các bác sĩ sẽ cần xác định tình trạng bệnh lý cũng như tình trạng sức khỏe và nhiều yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, thể trạng, tiền sử bệnh, dị ứng… Một số loại thuốc phổ biến được kê cho người bị tràn dịch khớp gối bao gồm:
1. Thuốc giảm đau
Những cơn đau khớp gối gây ra thường từ nhẹ đến nặng với tần suất và cấp độ tăng dần theo từng giai đoạn. Để làm dịu và giảm cảm giác đau nhức này, các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân các loại thuốc giảm đau, giảm sưng, hỗ trợ vận động. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và không có tác dụng chữa bệnh hoàn toàn. Vì thế bệnh nhân lưu ý không lạm dụng thuốc vì có khả năng gây nhờn thuốc cùng nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
2. Thuốc kháng sinh
Các loại kháng sinh sẽ giúp cải thiện tình trạng bị nhiễm trùng do tràn dịch, phòng ngừa nhiễm khuẩn, giảm khả năng lan rộng của tổn thương. Ngoài ra kháng sinh cũng giúp giảm đau và giảm sưng viêm nhẹ. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng kháng sinh trong bất cứ trường hợp nào.
3. Thuốc kháng viêm có Steroid
Thường là loại dung dịch tiêm vào đầu gối người bệnh để giúp giảm viêm sưng, giảm triệu chứng do tràn dịch khớp gối một cách nhanh chóng. Lưu ý chỉ dùng phương pháp tiêm khi các phương pháp nội khoa không có tác dụng. Loại thuốc này khá mạnh nên không được dùng thường xuyên, nó cũng kéo theo khá nhiều tác dụng phụ lên gan thận, gây hạ đường huyết, chóng mặt…
4. Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID)
Đây là loại thuốc phổ biến mà các bác sĩ hay kê để giảm viêm, giảm đau trong các trường hợp bị tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên dùng thuốc này cần tuân thủ đúng liều lượng và chặt chẽ ngay cả thời gian uống thuốc. Không lạm dụng thuốc gây nhờn thuốc và nhiều tác dụng phụ khác.
Với bất kỳ loại thuốc Tây nào, người bệnh cũng nên tham khảo sự hướng dẫn từ bác sĩ để tránh gây ra nhiều vấn đề sức khỏe không mong muốn.
Lưu ý khi sử dụng thuốc để chữa tràn dịch khớp gối
Chữa tràn dịch khớp gối uống thuốc gì đi chăng nữa thì cũng cần phải lưu ý những điều hết sức quan trọng sau đây:
- Tuân theo chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ về liều lượng và thời gian uống thuốc. Không tự ý tăng giảm liều, không dừng thuốc khi chưa được chỉ định từ bác sĩ.
- Kết hợp dùng thuốc với chế độ ăn lành mạnh, bổ sung rau củ quả tươi và các thực phẩm lành mạnh. Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, bỏ ngay các chất kích thích vì nó làm ảnh hưởng xấu tới tác dụng của thuốc.
- Vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi hợp lý, tránh các hoạt động gây áp lực đột ngột lên đầu gối.
- Duy trì cân nặng vừa phải, nếu thừa cân cần giảm cân càng sớm càng tốt để tránh gây áp lực thêm cho khớp gối.
Phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả không dùng thuốc
Tóm lại, hầu hết các loại thuốc dùng trong điều trị tràn dịch khớp gối đều có tác dụng chính là giảm đau, kháng viêm, cải thiện triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng tạm thời chứ không chữa khỏi hoàn toàn bệnh, và đặc biệt là chỉ dùng cho các trường hợp bệnh từ nhẹ tới vừa. Đối với trường hợp bệnh nặng hơn, dùng thuốc hầu như không đem lại tác dụng tích cực.
Để điều trị bệnh tràn dịch khớp gối, hiện thường áp dụng những phương pháp sau:
- Nội soi chọc hút dịch khớp: Ưu điểm là nhanh chóng hút ra dịch khớp, giảm viêm nhanh, giảm đau sau khi thực hiện. Tuy nhiên nhược điểm là không được dùng quá nhiều, dễ gây nhiễm trùng khớp thậm chí hỏng khớp.
- Vật lý trị liệu: Ưu điểm là không can thiệp, cải thiện vận động. Nhược điểm là thời gian phục hồi lâu.
- Phẫu thuật thay khớp: Chỉ dùng cho trường hợp bệnh nặng rất nghiêm trọng, người lớn tuổi ít khả năng phục hồi. Tuy nhiên nhược điểm là chi phí cao và có can thiệp thay khớp, thời gian phục hồi chậm.
- Liệu pháp liệu pháp chữa khớp gối Bio Kit Pro: Là phương pháp duy nhất KHÔNG DÙNG THUỐC mà vẫn đem lại hiệu quả phục hồi cấu trúc sụn khớp tối đa. Nhờ ứng dụng cơ chế tìm kiếm – sửa chữa – thay thế tế bào tổn thương bằng tế bào mới khỏe mạnh.
Trong số những phương pháp kể trên, chỉ có Bio Kit Pro là có thể CHỮA TỪ GỐC nguyên nhân gây bệnh và có thể sử dụng cho mọi giai đoạn bệnh xương khớp từ nhẹ tới nặng. Đây cũng là nguyên nhân liệu pháp này trở thành “ngôi sao” trong giới y khoa nói chung và việc điều trị xương khớp nói riêng.
Vậy là phòng khám INTERMEC đã giải đáp giúp bạn về chủ đề khi bị tràn dịch khớp gối uống thuốc gì để điều trị, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Để được tư vấn chi tiết hơn về liệu pháp liệu pháp chữa khớp gối chuẩn Mỹ Bio Kit Pro, vui lòng liên hệ hotline 1900 1139 đặt lịch nhanh chóng.
Bài viết liên quan
Điểm mặt các chấn thương thể thao thường gặp và cách phòng tránh
Chấn thương thể thao là một vấn đề phổ biến và có thể gây ra hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cũng như các hoạt động thể chất. Vậy, chấn thương thể thao là gì? Bạn đang gặp...
Feb
Khớp gối kêu lục cục khi co duỗi nhưng không đau là bị bệnh gì?
Tình trạng khớp gối kêu lục cục khi co duỗi không đau xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở những người lười vận động và người cao tuổi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số...
Dec
Top 5 bệnh viện xương khớp tốt nhất TP.HCM được người bệnh tin tưởng
Ngày nay không chỉ những người cao tuổi mà ngay cả người trẻ cũng bắt đầu gặp nhiều vấn đề với cơ xương khớp hay cột sống. Vì thế để tìm đúng bệnh viện xương khớp tốt nhất TPHCM ở...
Dec