Điểm mặt các thực phẩm tốt cho khớp gối cần bổ sung hằng ngày

Các bệnh lý liên quan đến khớp gối thường gây ra những cơn đau nhức và làm cản trở vận động của người bệnh. Tuy nhiên, nếu kết hợp việc điều trị và biết xây dựng chế độ ăn gì tốt cho khớp gối sẽ giúp gia tăng hiệu quả điều trị lên gấp nhiều lần. Hãy cùng phòng khám InterMec tìm hiểu về các loại thực phẩm tốt và không tốt cho khớp gối ngay sau đây!

Dinh dưỡng có vai trò thế nào với sức khỏe xương khớp?

Nhiều người cho rằng dinh dưỡng không liên quan gì tới tình trạng bệnh xương khớp cũng như chẳng ảnh hưởng gì đến kết quả điều trị. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định rằng dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe xương khớp.

Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh và bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp sẽ giúp tăng cường sức khỏe từ bên trong, đồng thời tăng hiệu quả cho các loại thuốc dùng để điều trị bệnh lý xương khớp. Mặc dù bệnh xương khớp cần nhiều thời gian để phục hồi hoàn toàn, thế nhưng chúng ta vẫn có thể giảm các triệu chứng đau nhức của bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Bất cứ loại thực phẩm nào được hấp thu vào cơ thể đều đem đến kết quả tích cực hoặc tiêu cực đối với sức khỏe. Những chất độc hại, chất kích thích, thực phẩm chế biến sẵn, quá nhiều dầu mỡ và đường ngọt… khi nạp vào đều khiến cơ thể sinh ra những phản ứng xấu và làm tình trạng bệnh xương khớp thêm trầm trọng.

Ngược lại, những loại rau củ quả, trái cây tươi giàu vitamin, khoáng chất vi lượng lại có tác dụng tốt với sức khỏe xương khớp, giúp tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả.

Ăn gì tốt cho khớp gối?

Để tăng cường sức khỏe cho xương khớp, giảm bớt những triệu chứng do bệnh xương khớp gây ra, người bệnh có thể thêm những loại thực phẩm sau đây vào trong khẩu phần ăn hàng ngày:

Những loại thực phẩm tốt cho khớp gối

– Thực phẩm giàu Canxi: Canxi là thành phần chính của xương và quyết định độ chắc khỏe của xương. Hãy bổ sung canxi từ những thực phẩm như hải sản, cá tươi, sữa và các chế phẩm từ sữa.

– Omega-3: Là một chất được nhắc đến rất nhiều trên các diễn đàn khoa học khi có khả năng hỗ trợ sức khỏe xương khớp, giúp cải thiện bệnh xương khớp, bảo vệ sụn khớp khỏi nguy cơ thoái hóa. Bổ sung omega-3 qua những loại cá, các loại hạt, ngũ cốc.

– Beta Carotene: Là một chất chống oxy hóa mạnh và giúp giảm viêm, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa của sụn khớp. Thường có nhiều trong các loại rau củ như ớt chuông, bí đỏ, khoai lang, cà rốt, đu đủ, xoài…

– Chất xơ: Chất xơ đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, tăng cường sự trao đổi chất và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi còn là phương pháp giảm cân tuyệt vời, giúp cơ thể được nhẹ nhàng và giảm áp lực lên khớp gối.

– Vitamin D: Bên cạnh canxi thì vitamin D là thành phần không thể thiếu đối với xương khớp, chất này giúp canxi được hấp thu tối đa vào cơ thể. Vitamin D còn cải thiện sức khỏe cho sụn khớp và ngăn chặn thoái hóa khớp. Thường vitamin D có nhiều trong các loại cá, trứng và sữa.

– Chất chống oxy hóa: Có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và thoái hóa của xương khớp. Thường có nhiều trong các loại trái cây và rau xanh.

– Chất béo tốt: Là loại chất béo không bão hòa đơn, có tác dụng chống viêm và giảm tình trạng sưng đau khớp khi bị viêm. Thường có nhiều trong quả bơ, các loại hạt, dầu thực vật như dầu oliu.

– Vitamin C: Giúp kích thích sản sinh collagen từ tế bào sụn khớp, có tác dụng kháng viêm hiệu quả, có khả năng bảo vệ xương khớp. Nên bổ sung bằng những loại trái cây có nhiều múi như cam, chanh, quýt, ổi…

Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thêm cả những khoáng chất vi lượng như Kẽm, Magie, Sắt, Vitamin A, K…. để tăng cường sức khỏe cho xương khớp.

Bị đau khớp gối kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho xương khớp, thì người bệnh cần đặc biệt lưu ý tránh xa những thói quen sử dụng thực phẩm có hại như:

– Đồ uống có cồn, nước ngọt: Khiến lượng photpho tăng cao, tăng lượng đường trong máu và làm tình trạng đau nhức thêm trầm trọng.

– Đường và muối: Ăn mặn lâu dài là nguyên nhân làm cứng khớp, sưng khớp.

– Cà phê: Uống quá nhiều cà phê sẽ làm mất đi lượng canxi trong xương, gây nên nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.

– Thuốc lá: Trong thuốc lá chứa rất nhiều chất độc, trong đó có cả những thành phần làm tổn thương xương khớp.

– Thức ăn nhanh: Nạp nhiều chất béo và đường bột trong các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như pizza, khoai tây chiên, hamburger, nước có ga sẽ khiến bạn dễ tăng cân, từ đó gây áp lực thêm cho khớp gối.

– Các loại thịt đỏ: Là nguyên nhân chủ yếu khiến lượng cholesterol tăng cao và làm tình trạng bệnh trở nên xấu đi.

Làm thế nào để phòng tránh các bệnh thường gặp về khớp gối?

Bên cạnh việc ăn gì tốt cho khớp gối và kiêng gì khi bị đau khớp gối, mọi người cũng nên phòng ngừa từ sớm các bệnh xương khớp bằng những biện pháp sau:

– Tư thế làm việc và sinh hoạt luôn đúng: Không đứng hoặc ngồi quá lâu một tư thế, bê vác vận nặng cần hạ thấp trọng tâm người và nâng lên từ từ.

– Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu thừa cân thì cần nhanh chóng giảm cân để chia bớt áp lực lên khớp gối.

– Thường xuyên vận động: Tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, tập dưỡng sinh, bơi lội… là cách để tăng cường sự linh hoạt cho xương khớp và tăng sức khỏe tổng thể.

Nếu nhận thấy những biểu hiện đau xương khớp bất thường, nên tới ngay phòng khám chuyên khoa xương khớp InterMec để được bác sĩ tư vấn cách khắc phục sớm nhất, tránh để lâu dẫn đến những biến chứng khó lường.

Biết được ăn gì tốt cho khớp gối và có chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ được phần nào cho quá trình điều trị, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn phải dựa vào phương pháp điều trị có thể chữa tận gốc bệnh. Hiện nay, InterMec là đơn vị duy nhất nhận chuyển giao và áp dụng thành công liệu pháp liệu pháp chữa khớp gối chuẩn Mỹ trong điều trị các bệnh lý xương khớp. Để đặt lịch khám với bác sĩ, vui lòng liên hệ tới hotline 1900 1139.

5/5 - (1 bình chọn)
👍👍 Chia sẻ