Giãn dây chằng có thể gây nhiều khó khăn cho người thường xuyên vận động, đặc biệt là các vận động viên thể thao. Vì vậy các bài tập khắc phục tình trạng này rất được quan tâm và rất cần thiết. Vậy bạn nên luyện tập các bài tập cho người bị giãn dây chằng đầu gối nào để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy cùng InterMec tìm hiểu nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
Nguyên nhân, triệu chứng khi đầu gối bị giãn dây chằng
Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường đến từ chấn thương hay sự cố lao động, tai nạn giao thông. Điều đó đã tác động trực tiếp lên đầu gối theo cơ chế xoắn. Thường là khi bất ngờ bị ngã, bệnh nhân dồn nhiều lực vào một chân để trị khiến khớp gối bị chấn thương xoắn. Dưới đây là những triệu chứng nhận biết giãn dây chằng:
- Khớp gối lỏng lẻo, khi đi lại chân không vững và dễ mất thăng bằng, té ngã.
- Có tiền sử chấn thương quanh vùng đầu gối.
- Thường xuyên cảm thấy đau nhức khớp gối, khi di chuyển nghe thấy tiếng lạo xạo.
Bởi vì chấn thương tại vị trí này sẽ gây rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những ai thường xuyên đi lại hay vận động viên. Vì vậy các bài tập cho người bị giãn dây chằng đầu gối rất quan trọng và cần thiết.
Hướng dẫn những cách điều trị giãn chằng khớp gối thường áp dụng
Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà bạn cần có những bài tập phù hợp cho từng trường hợp giãn dây chằng đầu gối. Dưới đây là một số phương pháp điều trị chấn thương khớp gối hay mà bạn có thể áp dụng:
- Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc mạnh hơn nếu tình trạng người bệnh không giảm.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Khi bị giãn dây chằng đầu gối, bạn nên hạn chế tối các hoạt động ảnh hưởng quá nhiều đến vị trí này. Điều đó sẽ gây tổn thương mới hoặc làm tình trạng chấn thương thêm nặng hơn.
- Luyện các bài tập cho người bị giãn dây chằng đầu gối để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Chườm lạnh: Người bệnh có thể chườm lạnh bằng túi đá khoảng 20 phút lên khớp gối. Lưu ý mỗi lần cách nhau vài giờ để giảm sưng đau tại vị trí này. Ngoài ra đá lạnh giúp cầm máu khá tốt nếu bạn đang có tình trạng chảy máu trong khớp gối.
- Dùng nẹp để cố định vùng khớp gối, hạn chế di chuyển và tổn thương thêm nặng hơn. Đồng thời điều này còn giúp dây chằng người bệnh không bị kéo giãn thêm.
- Băng ép sẽ giúp giảm sưng, tuy nhiên bạn không nên quấn băng quá chặt. Bởi điều đó có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu xuống khớp gối dẫn đến hoại tử.
Hướng dẫn các bài tập cho người bị giãn dây chằng đầu gối hiệu quả
Khi bị giãn dây chằng đầu gối, bạn nên thực hiện theo các bài tập của bác sĩ hoặc chuyên viên trị liệu vật lý. Điều này sẽ giúp phục hồi chấp thương, thời gian sẽ phụ thuộc vào mức độ và điều kiện cơ thể của mỗi bệnh nhân. Dưới đây là một số bài tập phù hợp cho người bị giãn dây chằng đầu gối mà bạn có thể tham khảo:
Bài tập nhón chân
Thời gian đầu khi bị giãn dây chằng khớp gối, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đi lại bằng nạng. Sau đó các bài tập nhón chân sẽ giúp quá trình di chuyển linh hoạt hơn, cách thực hiện như sau:
- Người bệnh đứng vịn hoặc dựa vào các vật có điểm tựa vững chắc.
- Nhón bàn chân cao dần sao cho toàn bộ cơ thể đứng bằng mũi chân.
- Giữ nguyên tư thế từ 3s rồi hạ xuống, lặp lại tương tự khoảng 25 lần.
Bài tập căng gối
Cách thực hiện bài tập này như sau:
- Đầu tiên bạn nằm duỗi thẳng người, gập chân vuông góc 90 độ áp thẳng với mặt tường.
- Tiếp theo từ từ co chân xuống, nếu cảm thấy đầu gối bị thương có khớp căng thì dừng lại.
- Giữ nguyên động tác khoảng 20s – 30s rồi thả chân về vị trí, lặp lại 5 lần.
Bài tập gập bàn chân
Gập bàn chân là bài tập giúp phục hồi chấn thương đầu đối khá đơn giản và hiệu quả. Quy trình thực hiện bạn cần lưu ý các bước như sau:
- Người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân và kê một chiếc gối mềm dưới khớp gối.
- Gập mu bàn chân cùng các ngón chân về phía trước, đồng thời khớp gối duỗi thẳng.
- Mỗi động tác giữ nguyên trong khoang 10s và lặp lại tương tự thêm 20 lần.
Bài tập ưỡn hông
Đây cũng là bài tập phù hợp cho người bị giãn dây chằng đầu gối khá hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
- Bước đầu nằm ngửa người, gấp nhẹ đầu gối và gót chân chạm đất.
- Ưỡn hông lên cao dần sao cho cơ thể chỉ còn phần gót chân và bả vai chạm đất thì dừng lại.
- Giữ nguyên tư thế 10 rồi hạ xuống, lặp lại tối đa 20 lần.
Chân là phương tiện giúp con người di chuyển, chạy nhảy một cách dễ dàng. Đặc biệt là khớp gối khi vị trí này là nơi chống đỡ sức nặng của cả cơ thể. Vì vậy các bài tập cho người bị giãn dây chằng đầu gối rất cần thiết nếu bị chấn thương. Theo dõi nhiều hơn tại phòng khám InterMec để cập nhật những thông tin và kiến thức y học hữu ích nhất nhé!
Bài viết liên quan
Điểm mặt các chấn thương thể thao thường gặp và cách phòng tránh
Chấn thương thể thao là một vấn đề phổ biến và có thể gây ra hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cũng như các hoạt động thể chất. Vậy, chấn thương thể thao là gì? Bạn đang gặp...
Feb
Khớp gối kêu lục cục khi co duỗi nhưng không đau là bị bệnh gì?
Tình trạng khớp gối kêu lục cục khi co duỗi không đau xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở những người lười vận động và người cao tuổi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số...
Dec
Top 5 bệnh viện xương khớp tốt nhất TP.HCM được người bệnh tin tưởng
Ngày nay không chỉ những người cao tuổi mà ngay cả người trẻ cũng bắt đầu gặp nhiều vấn đề với cơ xương khớp hay cột sống. Vì thế để tìm đúng bệnh viện xương khớp tốt nhất TPHCM ở...
Dec