Thoái hóa khớp gối là căn bệnh thường gặp ở người trưởng thành và người cao tuổi. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy nếu bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì để giảm thiểu những tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh… Hãy cùng tìm hiểu thông tin ngay dưới đây nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng thế nào đến người bệnh?
Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn và tổn thương, dẫn đến sự phá hủy trầm trọng của khớp gối. Nếu không phát hiện và được chữa trị kịp thời, căn bệnh này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.
Sau đây là những biến chứng có thể xảy ra do thoái hóa khớp gối:
- Gây ra những cơn đau và sưng tại khớp gối, khiến bệnh nhân khó khăn trong việc di chuyển và làm việc.
- Tăng nguy cơ bị chấn thương, gãy xương do tai nạn bởi khả năng giữ thăng bằng bị suy giảm
- Khớp mất ổn định do dây chằng và gân bị tổn thương, làm giảm sự linh hoạt của khớp.
- Tăng nguy cơ bị gút, thừa cân, béo phì, tim mạch, tiểu đường…
- U nang baker dễ hình thành ở sau đầu gối, gây sưng đau do chèn ép mạch máu.
- Vấn đề tâm lý như mất ngủ, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm…
- Nguy cơ mất xương do sụn tiêu biến và thoái hóa nặng.
- Hoại tử xương, nhiễm trùng khớp, chảy máu…
- Nguy cơ bại liệt vĩnh viễn nếu không chữa trị.
Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh thoái hóa khớp gối càng sớm, càng tốt để giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.
Khi bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì để điều trị bệnh?
Trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối, bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc để giảm thiểu các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Sau đây là một số loại thuốc thường sử dụng:
Thuốc giảm đau, giảm viêm
Các loại thuốc giảm đau và chống viêm như paracetamol, naproxen, ibuprofen, diclofenac có thể được sử dụng thông qua đường uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, và bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc này.
Thuốc làm chậm quá trình thoái hóa
Nếu băn khoăn bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì thì có thể tham khảo các loại thuốc chống thoái hóa khớp như glucosamine sulfate, diacerein, chondroitin sulfate hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa của khớp.
Thuốc giãn cơ
Các loại thuốc giãn cơ như mephenesin, eperisone thường được chỉ định sử dụng ở liều thấp để giúp hỗ trợ điều trị căng cơ trong thoái hóa khớp. Tuy nhiên, bệnh nhân cao tuổi nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc này vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
Thuốc tăng dịch nội bôi trơn khớp
Các loại thuốc bổ sung dịch nội khớp chứa acid hyaluronic (HA) có tác dụng bôi trơn và bảo vệ khớp, hỗ trợ giảm đau cho người bệnh thoái hóa khớp gối.
Thuốc bôi tại chỗ
Khi gặp các triệu chứng đau do thoái hóa khớp gối, có thể áp dụng sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ như Voltaren Emulgel để giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, cần chú ý đến liều lượng phù hợp vì thuốc này có tính chất mát hoặc nóng. Sử dụng quá liều có thể gây hiện tượng bỏng nóng hoặc bỏng lạnh.
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối thường áp dụng hiện nay
Để điều trị thoái hóa khớp gối, có nhiều phương pháp khác nhau như uống thuốc, điều trị vật lý trị liệu, tiêm HA, liệu pháp tế bào và phẫu thuật. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chẩn đoán chính xác.
- Thay đổi lối sống: Giảm cân, vận động vừa sức đều đặn, bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như canxi, omega-3, beta-carotene, vitamin…
- Uống thuốc: Thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc tăng dịch nội khớp, thuốc chậm thoái hóa…
- Vật lý trị liệu: Điều trị kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả.
- Tiêm nội khớp: Cho những cơn đau nghiêm trọng và chỉ có tác dụng ngắn.
- Tiêm acid hyaluronic: Cho các trường hợp thoái hóa nhẹ và vừa, có tác dụng khoảng 6 tháng.
- Phẫu thuật: Chỉ khi thoái hóa nặng, không đáp ứng các biện pháp trên.
- Liệu pháp chữa khớp gối chuẩn Mỹ: Dùng cho mọi giai đoạn thoái hóa từ nhẹ tới nặng, giúp phục hồi cấu trúc sụn khớp và sửa chữa tế bào hư hỏng.
Người bị thoái hóa khớp gối không nên ăn gì để làm tình trạng bệnh nặng hơn?
Sau khi đã biết được bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì thì người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn. Theo đó người bị thoái hóa khớp nên tránh xa các loại thực phẩm sau:
- Chất béo, đồ ăn chiên xào chứa nhiều cholesterol làm tăng cân, gây áp lực hơn cho chân.
- Thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, cừu, dê… chứa nhiều protein và cholesterol làm tăng nguy cơ bị viêm tấy khớp, gây đau nhức hơn.
- Hạn chế ăn mặn vì nhiều muối khiến tình trạng sưng phù nặng hơn.
- Đường và Carbohydrate như đồ ngọt, nước ngọt, các loại tinh bột nhanh.
- Thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khiến các triệu chứng viêm khớp trầm trọng hơn.
- Đồ ăn chế biến sẵn thường có chứa chất bảo quản, dễ gây nguy cơ viêm khớp.
Để ngăn ngừa thoái hóa khớp gối, bạn nên tập thể dục thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp. Khi điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và áp dụng các phương pháp điều trị kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.
Vậy là bạn đã biết bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì để hỗ trợ điều trị rồi phải không nào. Nếu đang gặp các vấn đề về xương khớp, hãy gọi ngay hotline 1900 1139 đặt lịch thăm khám 1:1 với chuyên gia hàng đầu về thoái hóa khớp gối.
Bài viết liên quan
Khớp gối kêu lục cục khi co duỗi nhưng không đau là bị bệnh gì?
Tình trạng khớp gối kêu lục cục khi co duỗi không đau xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở những người lười vận động và người cao tuổi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số...
Dec
Top 5 bệnh viện xương khớp tốt nhất TP.HCM được người bệnh tin tưởng
Ngày nay không chỉ những người cao tuổi mà ngay cả người trẻ cũng bắt đầu gặp nhiều vấn đề với cơ xương khớp hay cột sống. Vì thế để tìm đúng bệnh viện xương khớp tốt nhất TPHCM ở...
Dec
Điểm mặt các loại thuốc trị khô khớp gối được nhiều người tin dùng
Khô khớp gối không chỉ gây nên những cơn đau nhức, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động mà nếu không kịp thời chữa trị còn dẫn đến nhiều biến chứng teo cơ, mất sụn. Vậy khô khớp gối...
Nov