Tính chủ quan và lơ là trong việc khám và điều trị tràn dịch khớp gối đã khiến nhiều người đối mặt với những biến chứng NHIỄM TRÙNG KHỚP do chọc hút dịch nhiều lần. Thậm chí, nhiều trường hợp còn khiến khớp bị phá hủy nghiêm trọng, ảnh hưởng tới chức năng vận động sau này. Bài viết sau đây sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về các biến chứng tràn dịch khớp gối, cách điều trị cũng như phòng tránh hữu hiệu.
NỘI DUNG CHÍNH
Bạn hiểu gì về tràn dịch khớp gối?
Cấu tạo khớp gối sẽ luôn tồn tại một loại chất lỏng được gọi là dịch nhờn khớp. Nhiệm vụ của chất dịch này sẽ giúp bôi trơn sụn, giảm ma sát khi 2 đầu xương cọ vào nhau, nuôi dưỡng sụn khớp. Đồng thời, giúp bảo đảm khớp luôn trơn tru trong quá trình vận động.
Tràn dịch khớp gối là hiện tượng chất dịch khớp tiết ra quá nhiều ở bên trong và xung quanh khớp. Điều này khiến đầu gối sưng to, phù nề, đau đớn mỗi khi vận động.
Trong giai đoạn đầu khi mới tràn dịch khớp thì triệu chứng khá dễ nhận biết:
- Đầu gối sưng to, phù nề và căng tức
- Đau âm ỉ, đau nhói, cảm giác khớp nặng nề
- Cứng khớp, nhất là khi gập duỗi, leo cầu thang
- Nóng đỏ xung quanh đầu gối, mềm mềm khi chạm tay
- Tràn dịch sau chấn thương sẽ kèm bầm tím
Các biến chứng tràn dịch khớp gối có thể xảy ra nếu không điều trị sớm
Thực tế, có rất ít trường hợp tràn dịch khớp gối có thể tự khỏi. Nếu can thiệp ở giai đoạn đầu, bệnh có thể được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu can thiệp muộn, nhiều hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra:
- Đau đớn triền miên khiến người bệnh suy nhược, mệt mỏi
- Gây xơ cứng, dính khớp, thậm chí là nhiễm trùng khớp.
- Phá hủy khớp, biến dạng đầu gối
- Dẫn đến teo cơ, bại liệt và mất hoàn toàn khả năng đi lại.
Vì vậy, một trong những điều kiện tiên quyết để đẩy lùi tràn dịch khớp chính là điều trị dứt điểm tràn dịch ngay ở giai đoạn khởi phát, tránh để bệnh trầm trọng thêm, khiến việc chữa trị trở nên khó khăn hơn.
Điều trị và phòng tránh tràn dịch khớp gối có khó không?
Thực tế, việc điều trị tràn dịch khớp gối ở giai đoạn sớm hoàn toàn có thể trị dứt điểm mà không gây ra biến chứng. Tuy nhiên, có nhiều người vì chủ quan mà khiến bệnh trở nên nặng hơn. Và khi đến các cơ sở y tế thăm khám thì tình trạng đã trở nên khó kiểm soát.
Thông thường, người bệnh sẽ chọn dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, chọc hút dịch khớp… để giảm đau và điều trị bệnh. Tuy nhiên, về lâu về dài các cách này chỉ giảm đau tạm thời, không chữa tận gốc bệnh. Kèm theo đó là rất nhiều tác dụng phụ, hại nội tạng, tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp.
Việc điều trị tràn dịch khớp gối phụ thuộc vào mức độ và giai đoạn của bệnh mới có thể đưa những phương pháp điều trị cụ thể. Thường thì có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh khi có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và thuốc kháng viêm corticosteroid uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối.
Trong khi điều trị, bệnh nhân cần nghỉ ngơi đúng cách, tránh đi lại nhiều, chườm đá và kê cao chân sẽ giúp tuần hoàn phía chi dưới được thuận lợi và giảm sưng nề. Đồng thời, thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các bệnh lý mạn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp… càng sớm càng tốt!
—————
InterMec – Phong khám công nghệ cao chuẩn Mỹ
Địa chỉ: 256 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 1900 1139
Bài viết liên quan
Điểm mặt các chấn thương thể thao thường gặp và cách phòng tránh
Chấn thương thể thao là một vấn đề phổ biến và có thể gây ra hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cũng như các hoạt động thể chất. Vậy, chấn thương thể thao là gì? Bạn đang gặp...
Feb
Khớp gối kêu lục cục khi co duỗi nhưng không đau là bị bệnh gì?
Tình trạng khớp gối kêu lục cục khi co duỗi không đau xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở những người lười vận động và người cao tuổi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số...
Dec
Top 5 bệnh viện xương khớp tốt nhất TP.HCM được người bệnh tin tưởng
Ngày nay không chỉ những người cao tuổi mà ngay cả người trẻ cũng bắt đầu gặp nhiều vấn đề với cơ xương khớp hay cột sống. Vì thế để tìm đúng bệnh viện xương khớp tốt nhất TPHCM ở...
Dec