Hiện tượng giãn dây chằng thường rất dễ xảy ra trong quá trình vận động và tập luyện. Nêu không được kịp thời điều trị và sơ cứu thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Bên cạnh việc điều trị tại bệnh viện thì bạn có thể tự sơ cứu và chữa bệnh này tại nhà. Vậy cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà như thế nào để mang lại hiệu quả? Hãy cùng InterMec điểm qua thông tin về những cách chữa giãn dây chằng dưới đây.
NỘI DUNG CHÍNH
Nguyên nhân gây ra giãn dây chằng đầu gối
Trước khi đến với những cách điều trị giãn dây chằng đầu gối tại nhà, hãy tìm hiểu về nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là gì. Khớp gối là một khớp xương lớn trong cơ thể và được nâng bởi dây chằng cùng các bộ phận khác. Hệ thống dây chằng này bao gồm 4 loại chính.
Dây chằng 2 bên gối cùng với dây chéo sẽ giúp ngăn chặn xương chày trượt về trước. Dây chằng sau có nhiệm vụ ngăn cho phần xương trượt ra sau khi di chuyển. Nguyên nhân lớn nhất gây ra việc giãn dây chằng là do tác động từ bên ngoài đến khớp gối. Có thể bệnh nhân gồng chống đỡ phần gối dẫn đến tình trạng chấn thương.
Những cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà nhanh chóng và hiệu quả
Bên cạnh việc nhận được sự kiểm tra và điều trị từ bác sĩ thì các bệnh nhân bị giãn dây chằng đầu gối có thể kết hợp thêm một số phương pháp hỗ trợ tại nhà. Từ đó có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh khi gặp phải chấn thương dây chằng này. Cụ thể như sau:
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Cách chữa giãn dây chằng đầu gối không thể thiếu chính là sử dụng thuốc tây y. Không có một cách chữa bệnh nào tốt hơn việc sử dụng thuốc phù hợp. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân và bạn chỉ cần mua và uống theo lời khuyên. Lưu ý cần phải uống thuốc thường xuyên và đúng liều lượng được kê.
Đặc biệt là không được bỏ bữa ăn trước khi uống để tránh ảnh hưởng bao tử. Các loại thuốc giúp chữa giãn dây chằng thường là paracetamol, aspirin, naproxen… Bạn có thể nhận tư vấn từ bác sĩ về tình trạng bệnh trước khi uống thuốc.
Xoa bóp, massage đầu gối
Thông thường, việc giãn dây chằng đầu gối sẽ khiến bệnh nhân rất đau. Để có thể giảm bớt cơn đau thì phương pháp xoa bóp và massage phù hợp là rất tốt. Đồng thời, cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà này cũng khá đơn giản.
Nên bất cứ ai cũng có thể thực hiện được để xoa bóp cho bản thân khi gặp chấn thương. Bạn sử dụng sức bàn tay và đưa các ngón tay tác động nhẹ nhàng lên cùng đau. Xoa bóp theo hình tròn để điều hòa lưu lượng máu giúp lưu thông khí huyết.
Chườm nóng đầu gối
Chườm nóng đầu gối có thể giúp thư giãn gân cốt hiệu quả cho bệnh nhân. Đây cũng là một cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà cho bệnh nhân. Hoạt động chườm nóng giúp giảm sưng tấy cùng với giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng cách này trong khoảng từ 2 đến 3 ngày đến khi giảm sưng. Hãy sử dụng chai nước ấm hoặc khăn chườm sạch và đắp trong vòng 20 phút.
Chườm lạnh đầu gối
Bên cạnh chườm nóng thì chườm lạnh cũng là cách giảm các cơn đau hiệu quả. Nhiệt độ thấp có thể giúp giảm đau nhanh và ức chế cảm giác đau tạm thời. Bạn nên chườm lạnh bằng đá trong khoảng 20 phút mỗi lẫn. Lưu ý dùng khăn bọc đá lại hoặc sử dụng khăn nhúng vào nước lạnh để chườm. Tuyệt đối không để trực tiếp đá lạnh và đầu gối bệnh nhân.
Dùng nẹp cố định đầu gối
Khi dây chằng bị giãn thì vùng bị thương lúc này sẽ rất đau và dễ bị tác động ngoại lực. Vì vậy mà, nhiều bệnh nhân được khuyên cần phải sử dụng nẹp cố định để chỉnh hình. Sử dụng nẹp cố định là cách chữa giãn dây chằng đầu gối hiệu quả cho bệnh nhân.
Điều này có thể giúp giảm được những ảnh hưởng từ ngoại lực tác động đến đầu gối. Nếu bạn không có kinh nghiệm dùng kẹp thì có thể đến khoa chỉnh hình bệnh viện để được hỗ trợ.
Áp dụng các bài tập bổ trợ đầu gối đơn giản
Vận động là điều hạn chế đối với những bệnh dân bị giãn dây chằng đầu gối. Tuy nhiên, việc sử dụng những bài tập đầu gối đơn giản có thể giúp chữa bệnh nhanh hơn. Cách điều trị giãn dây chằng đầu gối tại nhà này hoàn toàn được các bác sĩ ủng hộ.
Bạn có thể tập những bài tập như duỗi gối thụ động hoặc bài vận động khớp háng. Bên cạnh đó là những bài tập chức năng cho chân khá cơ bản. Từ đó có thể giúp cho đầu gối và cơ chân từ từ phục hồi và quá trình lành bệnh nhanh hơn.
Chế độ ăn uống tốt cho xương khớp
Việc quan tâm vào chế độ ăn uống cũng là một cách giúp lành bệnh nhanh hơn. Hãy duy trì chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ xương. Bạn nên bổ sung nhiều các loại vitamin như C, E, D và các chất axit béo omega-3, canxi… Những chất dinh dưỡng này có thể giúp tăng cường chức năng cho xương khớp. Đồng thời, nâng cao sức đề khấc tổng thể để cải thiện cơ đau và hiện tượng căng cứng.
Trên đây là chia sẻ về cách điều trị giãn dây chằng đầu gối tại nhà hiệu quả từ Viện y học tái tạo Quốc tế InterMec. Nếu áp dụng những cách trên đây không làm thuyên giảm các cơn đau nhức thì hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến khớp gối, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900 1139, các bác sĩ sẽ hỗ trợ tốt nhất cho bạn!
Bài viết liên quan
Điểm mặt các chấn thương thể thao thường gặp và cách phòng tránh
Chấn thương thể thao là một vấn đề phổ biến và có thể gây ra hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cũng như các hoạt động thể chất. Vậy, chấn thương thể thao là gì? Bạn đang gặp...
Feb
Khớp gối kêu lục cục khi co duỗi nhưng không đau là bị bệnh gì?
Tình trạng khớp gối kêu lục cục khi co duỗi không đau xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở những người lười vận động và người cao tuổi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số...
Dec
Top 5 bệnh viện xương khớp tốt nhất TP.HCM được người bệnh tin tưởng
Ngày nay không chỉ những người cao tuổi mà ngay cả người trẻ cũng bắt đầu gặp nhiều vấn đề với cơ xương khớp hay cột sống. Vì thế để tìm đúng bệnh viện xương khớp tốt nhất TPHCM ở...
Dec