Đầu gối là một bộ phận quan trọng để điều khiển các hoạt động của đôi chân. Việc thường xuyên vận động chính là lý do khiến bộ phận này dễ gặp chấn thương. Trong đó, giãn dây chằng là bệnh lý phổ biến nhất. Vậy dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối là gì, bệnh có nguy hiểm hay không, có thể điều trị hoàn toàn không? Bài viết sau đây của InterMec sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trên. Mời mọi người cùng tham khảo nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
- Tìm hiểu về tình trạng giãn dây chằng đầu gối
- Những dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối không thể chủ quan
- Phương pháp điều trị hiệu quả khi bị tình trạng giãn dây chằng đầu gối
- Cách để phòng tránh hiện tượng giãn dây chằng đầu gối hiệu quả
- Giải đáp các thắc mắc về tình trạng giãn dây chằng đầu gối
Tìm hiểu về tình trạng giãn dây chằng đầu gối
Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng dây chằng bị kéo dãn quá mức nhưng chưa bị đứt hoàn toàn. Ở đầu gối sẽ gồm có 4 dây chằng chính, các dây chằng này sẽ liên kết với xương giúp ổn định các cấu trúc của khớp gối với nhau. Khi dây chằng bị giãn sẽ làm cho đầu gối bị đau nhức và nghiêm trọng hơn là có thể khó cử động.
Những dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối không thể chủ quan
Thông thường, khi bị giãn dây chằng sẽ gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu ở vùng gối. Tuy nhiên, dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối ở mỗi người có thể khác nhau, phù thuộc vào mức độ bệnh. Sau đây là những dấu hiệu phổ biến thường gặp:
- Đầu gối sẽ có cảm giác đau nhức, bầm tím ngay sau thời điểm bị chấn thương.
- Nếu bị giãn dây chằng trước có thể nghe thấy âm thanh “bốp” và đầu gối bắt đầu đau.
- Khớp gối bị sưng tấy và ảnh hưởng đến khả năng vận động.
- Sau khoảng thời gian 2 – 3 tuần, tình trạng đau sẽ giảm bớt nhưng sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lỏng gối.
- Bệnh ở giai đoạn muộn hơn sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động như lực trụ ở chân giảm dần, khó giữ thăng bằng,…
Do đó, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối, hãy đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị hiệu quả khi bị tình trạng giãn dây chằng đầu gối
Giãn dây chằng đầu gối không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Thế nhưng để lâu sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể, từ đó có thể gây ra nhiều biến chứng. Hiện nay, để điều trị giãn dây chằng đầu gối có thể thực hiện theo các phương pháp sau:
- Sử dụng nẹp cố định:
Nếu dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối ở mức nhẹ, các bác sĩ sẽ sử dụng nẹp cố định đầu gối từ 3 – 4 tuần. Tùy theo mức độ tổn thương mà thời gian nẹp sẽ ngắn hoặc dài hơn.
- Phẫu thuật:
Nếu tình trạng bệnh nặng hơn hoặc bệnh nhận có nhu cầu vận động cao thì phẫu thuật là lựa chọn hợp lý.
- Sử dụng phương pháp sóng xung kích Shockwave:
Phương pháp này sẽ giúp sản sinh ra Collagen, phục hồi cấu trúc của dây chằng. Từ đó sẽ giúp giảm đau và khớp gối sẽ nhanh chóng được phục hồi.
- Bắn tia laser thế hệ IV:
Với bức xạ mạnh trong tia laser sẽ đi sâu vào các khớp giúp giảm sưng, tái tạo các mô sụn. Từ đó giúp cho khớp gối được phục hồi hiệu quả.
Cách để phòng tránh hiện tượng giãn dây chằng đầu gối hiệu quả
Khi có các dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối sẽ khiến đầu gối đau nhức, khó chịu. Vì vậy để phóng tránh được việc giãn dây chằng, hãy áp dụng một số cách như sau:
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng sức dẻo dai. Sử dụng các bài tập vận động để tăng cường khả năng chịu lực của đầu gối.
- Đối với những vận động viên, trước khi vận động phải khởi động kỹ càng. Sử dụng các băng dán cố định cơ để giảm nguy cơ bị chấn thương.
- Sử dụng các dụng cụ bảo hộ đầu gối để tránh bị chấn thương, đặc biệt là tham gia các môn thể thao mạnh.
- Bổ sung thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng, giàu canxi, vitamin D để hỗ trợ xương khớp.
Giải đáp các thắc mắc về tình trạng giãn dây chằng đầu gối
Sau đây, phòng khám InterMec sẽ trả lời một số thắc mắc về tình trạng bị giãn dây chằng đầu gối. Bạn có thể tham khảo và hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé!
Giãn dây chằng đầu gối có nguy hiểm không?
Giãn dây chằng đầu gối không phải là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị đúng cách có thể dẫn đến bị rách dây chằng hoàn toàn. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp và giảm chức năng vận động. Vì vậy, nếu có dấu hiệu của giãn dây chằng đầu gối, hãy đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Giãn dây chằng đầu gối có thể tự điều trị tại nhà hay không?
Khi có bất kỳ các triệu chứng của việc bị giãn dây chằng đầu gối, người bệnh hãy đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán thông qua hình ảnh chụp X – quang, chụp MRI,..để có được kết luận chính xác nhất. Nếu tình trạng giãn dây chằng ở mức độ nhẹ, các bác sĩ có thể chỉ định các cách chăm sóc tại nhà.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về các dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng, với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về sức khỏe để bảo vệ bản thân và gia đình nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ đến InterMec. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.
Bài viết liên quan
Khớp gối kêu lục cục khi co duỗi nhưng không đau là bị bệnh gì?
Tình trạng khớp gối kêu lục cục khi co duỗi không đau xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở những người lười vận động và người cao tuổi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số...
Dec
Top 5 bệnh viện xương khớp tốt nhất TP.HCM được người bệnh tin tưởng
Ngày nay không chỉ những người cao tuổi mà ngay cả người trẻ cũng bắt đầu gặp nhiều vấn đề với cơ xương khớp hay cột sống. Vì thế để tìm đúng bệnh viện xương khớp tốt nhất TPHCM ở...
Dec
Điểm mặt các loại thuốc trị khô khớp gối được nhiều người tin dùng
Khô khớp gối không chỉ gây nên những cơn đau nhức, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động mà nếu không kịp thời chữa trị còn dẫn đến nhiều biến chứng teo cơ, mất sụn. Vậy khô khớp gối...
Nov