Lỏng khớp gối là một dạng tổn thương xương khớp khá phổ biến do chấn thương hoặc tai nạn. Hiện tượng khớp gối bị lỏng lẻo làm khớp mất ổn định, giảm khả năng chịu lực và gây nên những cơn đau ở đầu gối. Vậy lỏng khớp gối có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục tình trạng này, hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
NỘI DUNG CHÍNH
- Lỏng khớp gối là như thế nào?
- Nguyên nhân gây ra tình trạng lỏng khớp gối thường gặp
- Các dấu hiệu nhận biết lỏng khớp gối
- Những cách điều trị tình trạng lỏng khớp gối phổ biến
- Cách phòng tránh tình trạng lỏng khớp gối cho mọi đối tượng
- Các bài tập hỗ trợ phục hồi cho người bị lỏng khớp gối
- Những câu hỏi thường gặp về tình trạng lỏng khớp gối
Lỏng khớp gối là như thế nào?
Khớp gối cũng giống như bánh xe đạp, sẽ quay đều và vận động trơn tru nếu các bộ phận ổn định. Tuy nhiên, nếu nan hoa xe bị cong vênh hoặc gãy sẽ khiến cho vành xe bị cong và lảo đảo, xe không còn thăng bằng được. Trong trường hợp của khớp gối, nếu như dây chằng chéo xung quanh khớp gối bị tổn thương đứt hoặc giãn dây chằng, sẽ làm giảm khả năng kết nối của các xương và làm khớp bị lỏng lẻo.
Khi cấu trúc của khớp bị lỏng lẻo, khớp gối sẽ yếu đi, giảm khả năng trụ vững, hạn chế khả năng nâng đỡ cơ thể và đi lại bình thường. Đây là tình trạng hay gặp ở những vận động viên thể thao, những người vận động khớp gối quá sức hoặc xảy ra sau những tai nạn và chấn thương. Lỏng khớp gối cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới nguy cơ bại liệt, teo cơ, mất khả năng vận động.
Nguyên nhân gây ra tình trạng lỏng khớp gối thường gặp
Khớp gối lỏng là do một bộ phận của khớp gối bị tổn thương dẫn đến liên kết khớp suy giảm. Có một vài nguyên nhân chính dẫn tới khả năng này bao gồm:
- Chấn thương dây chằng đầu gối:
Giãn hoặc đứt dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng chéo sau (PCL) và cả dây chằng chéo giữa (MCL) do các nguyên nhân chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn, bị thương khi vận động… đều là nguyên nhân khiến khớp gối bị lỏng lẻo.
Là tình trạng lớp đệm giữa hai đầu xương (sụn khớp) bị mài mòn và bao hoạt dịch giảm tiết chất nhờn, khiến hai đầu xương ma sát gây đau và sưng. Thoái hóa khớp nặng có thể dẫn tới tình trạng ổ khớp lỏng lẻo, khớp kém linh hoạt.
- Xương bánh chè bị tổn thương:
Là một bộ phận nằm trước khớp gối và dưới đầu xương đùi giúo che chắn cho khớp gối và hỗ trợ khớp co duỗi trơn tru. Khi xương bánh chè bị gãy hay trật khớp có thể dẫn tới ảnh hưởng ổ khớp và làm lỏng khớp gối.
- Vận động nặng:
Những môn thể thao cường độ nặng, người lao động bê vác đồ nặng thường khiến đầu gối phải chịu nhiều đè nén quá mức. Lâu dần sẽ khiến khớp gối trở nên lỏng lẻo và thoái hóa sớm.
- Hội chứng dẻo bẩm sinh (Gerneralised Joint Hypermobility):
Đây là trường hợp khớp xương bị lỏng lẻo bẩm sinh, thường ít gây đau và không mấy ảnh hưởng. Tuy nhiên cần cẩn trọng vì khả năng bị trật khớp, bong gân đều cao hơn người bình thường.
- Các nguyên nhân bệnh lý:
Hội chứng Down, rối loạn chức năng khớp, rối loạn mô liên kết (hội chứng Marfan), rối loạn trao đổi chất di truyền (Hội chứng Morquio), hội chứng đàn hồi xương khớp di truyền (Ehlers-Danlos)…
Các dấu hiệu nhận biết lỏng khớp gối
Đầu gối mất ổn định, giống như bị trẹo khớp khiến việc đứng thẳng hay di chuyển đều có cảm giác mất thăng bằng. Ngoài ra có thể nhận biết dấu hiệu khi bị lỏng khớp gối qua các biểu hiện như:
- Run chân, trụ không vững khi đứng, khó giữ thăng bằng khi đứng một chân hoặc bê vật nặng.
- Chân bị yếu, dễ té ngã, dễ bị trẹo gối khi đi nhanh, hạn chế đi lại hay chạy nhảy.
- Đầu gối khó co và duỗi, khó leo cầu thang hay di chuyển ở những nơi không bằng phẳng.
- Cảm giác ở bàn chân trở nên kém nhạy và kém linh hoạt.
- Không đau hoặc đau ít ở đầu gối. Đầu gối hơi sưng nhẹ.
- Các cơ đầu gối bị teo lại sau một thời gian vì ít sử dụng đến.
Khi gặp những dấu hiệu kể trên, bạn cần đến thăm khám và được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa xương khớp để tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục giúp khớp ổn định và khỏe trở lại. Không nên để tình trạng lỏng khớp gối kéo dài quá lâu bỏ lỡ thời gian vàng điều trị.
Những cách điều trị tình trạng lỏng khớp gối phổ biến
Muốn chữa lỏng khớp gối ngay từ đầu cần xác định đúng nguyên nhân gây ra là gì. Sau đó mới lựa chọn phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp nào cùng cần xem xét đến độ nghiêm trọng của bệnh và phải được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị cụ thể. Một vài chỉ định cho các trường hợp lỏng khớp gối thường gặp như:
- Giảm đau bằng cách chườm lạnh/nóng, nâng cao đầu gối khi nằm, nẹp cố định đầu gối. Chỉ dùng cho trường hợp nhẹ, không gây đau hoặc đau ít, không có tác dụng chữa bệnh.
- Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid hoặc có steroid cho các trường hợp giãn hoặc rách dây chằng mức độ nhẹ.
- Sử dụng thuốc tái tạo sụn và kết hợp với vật lý trị liệu, dùng cho trường hợp tổn thương nhẹ.
- Tiêm corticosteroid và Hyaluronic Acid hoặc thuốc NSAID vào khớp giúp giảm triệu chứng ngắn hạn. Tuy nhiên nhược điểm là có nhiều tác dụng phụ.
- Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp đứt dây chằng toàn phần hoặc bán phần, phẫu thuật giúp khôi phục lại dây chằng như ban đầu.
- Liệu pháp bảo toàn Bio Kit Pro: Sử dụng liệu pháp chữa khớp gối chuẩn Mỹ để kích thích sửa chữa những tế bào tổn thương, nhằm khôi phục lại cấu trúc sụn khớp một cách nhanh chóng.
Trong số các phương pháp trên, các chuyên gia khuyên rằng nên lựa chọn phương pháp bảo tồn để tránh những biến chứng sau này như liệu pháp Bio Kit Pro. Đây cũng là cách không cần dùng thuốc, không phẫu thuật, không biến chứng và phù hợp với các mức độ bệnh lý từ nhẹ tới nặng.
Cách phòng tránh tình trạng lỏng khớp gối cho mọi đối tượng
Song song với việc áp dụng những cách chữa lỏng khớp gối kể trên, để phòng ngừa và hạn chế nguy cơ bị lỏng khớp gối, chúng ta cần bảo vệ sụn khớp thông qua những biện pháp như:
- Thường xuyên vận động mức độ vừa phải để giúp tăng lưu thông máu và tăng sức khỏe.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tạo áp lực lên khớp gối.
- Tư thế làm việc đúng, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu, tránh thay đổi tư thế đột ngột.
- Tránh bê vác vật nặng, không khụy gối quá thấp, không vắt chân.
- Không luyện tập nhiều những bộ môn đòi hỏi sử dụng nhiều đến đầu gối.
- Đeo dụng cụ bảo vệ đầu gối mỗi khi chơi thể thao hay làm việc nặng.
- Thư giãn bằng cách massage nhẹ nhàng đầu gối.
- Luôn khởi động trước khi tập và giãn cơ sau mỗi buổi tập luyện.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho khớp như collagen, canxi, omega-3, vitamin và khoáng chất…
Các bài tập hỗ trợ phục hồi cho người bị lỏng khớp gối
Các bài tập luyện đơn giản sau đây sẽ hỗ trợ phục hồi cho những người bị lỏng khớp gối thể nhẹ do chấn thương dây chằng:
Bài tập cơ tứ đầu
Bước 1: Ngồi duỗi thẳng hai chân, đặt một chiếc gối mỏng kê dưới gót chân.
Bước 2: Gồng và giữ căng cơ tứ đầu gối sau đó nhấc hai chân lên từ từ khoảng 30 cm.
Bước 3: Giữ tư thế tầm 10 giây và lặp lại mỗi 6-8 lần.
Bài tập căng gối
Bước 1: Nằm thẳng trên sàn, chân tựa lên tường sao cho chân và lưng tạo thành một góc 90 độ.
Bước 2: Từ từ co dần đầu gối ở từng chân xuống cho tới khi có cảm giác căng cứng khớp thì dừng lại.
Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong 15-30 giây và lặp lại liên tục khoảng 5-10 lần.
Bài tập duỗi gối
Bước 1: Kê hai chiếc chăn được cuộn lại dưới bắp chân và dưới đùi bên chân bị tổn thương. Sao cho chân được nhấc lên khỏi mặt giường.
Bước 2: Đặt chân duỗi thẳng trên 2 chăn, dùng tay ấn nhẹ đầu gối xuống và giữ nguyên tư thế duỗi chân trong 6-10 giây.
Bước 3: Thả lỏng trong 10 giây rồi lặp lại động tác.
Bài tập gập bàn chân
Bước 1: Nằm ngửa, kê một chiếc gối dưới khớp gối.
Bước 2: Gập mu bàn chân về phía thân người và giữ yên trong 10 giây.
Bước 3: Duỗi mu bàn chân về phía ngược lại và giữ trong 10 giây. Lặp lại động tác 20 lần.
Những câu hỏi thường gặp về tình trạng lỏng khớp gối
Tình trạng lỏng khớp gối ngoài những nội dung đã nêu trên thì vẫn có một vài thắc mắc được nhiều người quan tâm như:
Bị lỏng khớp gối có tự khỏi không?
Các trường hợp lỏng khớp do hội chứng dẻo di truyền thường không mấy ảnh hưởng tới sức khỏe. Và một số trường hợp không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì các triệu chứng sẽ tự thuyên giảm dần theo thời gian.
Lỏng khớp gối có gây nguy hiểm không?
Lỏng khớp gối khiến người bệnh giữ thăng bằng kém, dễ té ngã và nguy cơ chấn thương cao. Chưa kể khớp gối lỏng khiến việc di chuyển ở những địa hình khó sẽ nguy hiểm hơn.Lâu dần khiến cơ bắp ở đầu gối bị teo lại, suy giảm cảm giác ở chân và dẫn tới mất chức năng vận động. Lỏng khớp gối cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thoái hóa khớp và nguy cơ bại liệt, tàn phế suốt đời. Do đó cần chú ý đến biểu hiện để phát hiện sớm và có phương án chữa trị kịp thời.
Điều trị lỏng khớp gối ở đâu hiệu quả?
Ngày nay các công nghệ chữa bệnh ngày càng phát triển, điều trị lỏng khớp gối không dùng thuốc, không phẫu thuật trở thành lựa chọn lý tưởng cho nhiều người bệnh. Phòng khám InterMec hiện đang là đơn vị hàng đầu trong việc áp dụng liệu pháp liệu pháp chữa khớp gối chuẩn Mỹ Bio Kit Pro vào điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Đối với trường hợp lỏng khớp gối, các bác sĩ tại InterMec sẽ tiến hành thăm khám và lên phác đồ điều trị như sau:
- Đo lường các chỉ số và xác định tình trạng, vị trí bị tổn thương.
- Trị liệu bằng liệu pháp chữa khớp gối chuẩn Mỹ được đưa vào khớp gối và làm lành tổn thương thông qua cơ chế tìm kiếm – sửa chữa – thay thế.
- Kết hợp với hệ thống máy móc giúp nâng hiệu quả điều trị GẤP 5 LẦN như: Trị liệu Laser cường độ cao thế hệ mới, Máy siêu âm đa tầng kích thích chữa lành, máy Max Cool Pro giảm đau tức thì, Trị liệu với máy điện xung…
- Hướng dẫn chăm sóc tại nhà sau liệu trình.
Tại InterMec bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có kinh nghiệm dày dặn về xương khớp. Sở hữu hệ thống máy móc hiện đại cùng dịch vụ chăm sóc chất lượng 5 SAO, đảm bảo sẽ làm hài lòng tất cả những bệnh nhân tới thăm khám.
Tóm lại, các cách dùng thuốc giảm đau hay phẫu thuật giờ đây đã không còn là lựa chọn hàng đầu cho hiện tượng lỏng khớp gối. Người bệnh nên tham khảo và cân nhắc sử dụng cách điều trị cho hiệu quả và phù hợp hơn như liệu pháp Bio Kit Pro tại phòng khám InterMec.
Bài viết liên quan
Khớp gối kêu lục cục khi co duỗi nhưng không đau là bị bệnh gì?
Tình trạng khớp gối kêu lục cục khi co duỗi không đau xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở những người lười vận động và người cao tuổi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số...
Dec
Top 5 bệnh viện xương khớp tốt nhất TP.HCM được người bệnh tin tưởng
Ngày nay không chỉ những người cao tuổi mà ngay cả người trẻ cũng bắt đầu gặp nhiều vấn đề với cơ xương khớp hay cột sống. Vì thế để tìm đúng bệnh viện xương khớp tốt nhất TPHCM ở...
Dec
Điểm mặt các loại thuốc trị khô khớp gối được nhiều người tin dùng
Khô khớp gối không chỉ gây nên những cơn đau nhức, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động mà nếu không kịp thời chữa trị còn dẫn đến nhiều biến chứng teo cơ, mất sụn. Vậy khô khớp gối...
Nov