Thoái hóa khớp gối không chỉ gặp ở những người cao tuổi mà chúng đang có xu hướng trẻ hóa hiện nay. Vậy các biểu hiện, triệu chứng thoái hóa khớp gối là gì, nguyên nhân và phương pháp điều trị ra sao… Hôm nay, hãy cùng phòng khám Intermec đi tìm hiểu chi tiết các thông tin về căn bệnh thoái hóa khớp gối nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
Các triệu chứng thoái hóa khớp gối qua các giai đoạn bệnh
Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Thông thường, bệnh sẽ tiến triển trong âm thầm, do đó có rất ít người phát hiện kịp thời. Sau đây là những triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp mà bạn cần phải biết:
Giai đoạn thoái hoá ở mức độ nhẹ
Thông thường ở giai đoạn này, bệnh nhân có những biểu hiện lâm sàng như:
- Thoái hoá khớp gối thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn này. Hơn nữa các khớp gối chưa có dấu hiệu bất thường nên thường không thể đưa ra được các chẩn đoán.
- Quá trình vận động của bệnh nhân diễn ra bình thường. Việc xuất hiện đau khớp gối chỉ xảy ra khi người bệnh vận động quá nhiều.
- Cũng như không có hiện tượng sưng đỏ, hay không có sự biến dạng nào hết.
Giai đoạn thoái hoá khớp gối mức độ 2
Ở giai đoạn này bệnh đã phát triển tương đối nhẹ, do vậy có các triệu chứng thoái hóa khớp gối lâm sàng như:
- Các lớp sụn khớp ở giai đoạn này vẫn chưa bị tổn thương nhiều. Các hoạt dịch vẫn còn hoạt động bình thường, nhờ đó mà khớp gối vẫn không có vấn đề gì trong việc di chuyển.
- Tuy nhiên có một vài trường hợp đáng quan tâm. Người bệnh ở giai đoạn này đã có các gai xương nhỏ. Chính vì vậy mà khi vận động, người bệnh sẽ gây đau mỏi, đặc biệt là khi hoạt động quá nhiều
- Không chỉ vậy, người bệnh còn có biểu hiện cứng khớp khi trời trở lạnh hoặc ít hoạt động khớp gối.
Giai đoạn thoái hoá khớp gối mức độ 3
Một vài những triệu chứng thoái hoá khớp gối ở giai đoạn bị tổn thương rõ nét này như sau:
- Các lớp sụn khớp bị tổn thương hiện rõ, gai xương nhiều làm khớp bị biến dạng. Chính vì vậy ảnh hưởng rõ ràng đến sự vận động của khớp gối.
- Các đơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn, vận động đi lại khó khăn hơn, mặc dù đi bộ nhẹ nhàng.
- Có hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng xảy ra thường xuyên.
- Có sự xuất hiện các đợt viêm khớp. Điều đó làm sưng nóng đỏ đau và có khi tràn dịch.
- Ngoài ra còn có hiện tượng vẹo khớp gối.
Giai đoạn thoái hoá khớp gối ở mức độ cao (mức độ 4)
Ở giai đoạn này, được đánh giá là mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh. Một số biểu hiện lâm sàng như:
- Các lớp sụn gần như bị bào mòn hoàn toàn để lộ các đầu xương. Như vậy, có thể tổn thương bao hoạt dịch nên không thể bôi trơn ổ khớp khi vận động.
- Những cơn đau nhức gối thường xuyên hơn. Còn có những cơn đau khớp dữ dội, cơn đau tăng khi vận động.
- Cứng khớp vào buổi sáng.
- Biến dạng khớp gối.
- Viêm khớp xảy ra thường xuyên và tràn dịch khớp gối.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa khớp gối
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến mà chúng ta cần lưu ý:
- Tuổi tác:
Thông thường người sau 40 tuổi sẽ có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao hơn so với người trẻ. Bởi giai đoạn này, sự tái tạo sụn khớp sẽ giảm đi và quá trình thoái hóa diễn ra nhiều hơn.
- Gen di truyền:
Theo nghiên cứu, có vài trường hợp bị thoái hóa khớp gối sớm là do yếu tố di truyền từ gia đình.
- Béo phì, thừa cân:
Người bị béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao. Bởi thông thường, họ là những người ít vận động nên khớp gối sẽ không có độ đàn hồi tốt.
- Đặc thù nghề nghiệp:
Các vận động viên thể thao như bóng đá, bóng chuyền, quần vợt, điền kinh… có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối do cường độ vận động lên đôi chân liên tục. Đặc biệt, nguy cơ sẽ cao hơn nữa nếu vận động viên gặp phải vấn đề chấn thương trong lúc tập luyện, thi đấu.
Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả hiện nay
Với sự phát triển của công nghệ, nếu nhận biết các triệu chứng thoái hóa khớp gối sớm thỉ tỷ lệ điều trị khỏi hoàn toàn là rất cao. Dưới đây là các phướng pháp thường được áp dụng trong việc điều trị thoái hóa khớp gối:
- Điều trị bằng các loại thuốc giảm đau: Lưu ý thuốc này chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
- Tiêm steroid: Để giảm cơn đau khẩn cấp, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid giảm tình trạng sưng cứng và đau nhức đầu gối. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, nếu sử dụng lâu dài sẽ bị bào mòn sụn khớp.
- Phẫu thuật: Nếu các triệu chứng thoái hóa khớp gối trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật. Một số hình thức phẩu thuật như nội soi khớp gối, thay khớp gối, đục xương chỉnh trục (osteotomy).
- Sử dụng liệu pháp liệu pháp chữa khớp gối Bio Kit Pro: Đây là công nghệ mới giúp chữa thoái hóa khớp gối không thuốc, không phẫu thuật, không nghỉ dưỡng.
Thoái hóa khớp gối không phải là bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu để bệnh đến giai đoạn muộn sẽ gây nhiều biến chứng và khó khăn trong việc điều trị. Khi có các triệu chứng thoái hóa khớp gối, hãy đến bệnh viện chuyên khoa để được tham khám và điều trị kịp thời. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ đến phòng khám InterMec qua hotline 1900 1139 để được hỗ trợ nhé!
Bài viết liên quan
Điểm mặt các chấn thương thể thao thường gặp và cách phòng tránh
Chấn thương thể thao là một vấn đề phổ biến và có thể gây ra hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cũng như các hoạt động thể chất. Vậy, chấn thương thể thao là gì? Bạn đang gặp...
Feb
Khớp gối kêu lục cục khi co duỗi nhưng không đau là bị bệnh gì?
Tình trạng khớp gối kêu lục cục khi co duỗi không đau xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở những người lười vận động và người cao tuổi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số...
Dec
Top 5 bệnh viện xương khớp tốt nhất TP.HCM được người bệnh tin tưởng
Ngày nay không chỉ những người cao tuổi mà ngay cả người trẻ cũng bắt đầu gặp nhiều vấn đề với cơ xương khớp hay cột sống. Vì thế để tìm đúng bệnh viện xương khớp tốt nhất TPHCM ở...
Dec