Người bị bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Thoái hóa khớp gối về lâu dài sẽ dẫn đến sự suy giảm các chức năng về vận động nên nhiều người có xu hướng trì trệ và hạn chế vận động cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người bệnh đang ở giai đoạn nhẹ và trung bình thì việc đi bộ mang lại rất nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe. Hãy cùng phòng khám Intermec tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không và những lưu ý cần thiết khi đi bộ cho người bệnh.

Những thông tin cần biết về bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và chức năng vận động của cơ thể. Dưới đây là một số thông tin cần thiết mà chúng ta cần biết về căn bệnh này, cụ thể là:

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở những người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi. Nguyên nhân chính của căn bệnh này là vấn đề về tuổi tác, đặc biệt là những người có tiền sử lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều, đứng lâu hoặc những người có bệnh béo phì,…

Ngoài ra thì cũng có một số người bị thoái hóa khớp gối là do các chấn thương như đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới đùi hoặc xương chày hoặc nút, vỡ bánh chè,… Bên cạnh đó, tình trạng bệnh này cũng có thể xảy ra bởi các yếu tố thuận lợi của trục chi dưới, các bất thường về giải phẫu hoặc do các tổn thương do viêm nhiễm hoặc do các chấn thương về xương đùi, xương chậu,…

Triệu chứng thường gặp khi bị thoái hóa khớp

Để sớm phát hiện thoái hóa khớp gối, bạn hãy tham khảo các triệu chứng của bệnh như sau:

– Đau khớp gối với các biểu hiện như đau khớp gối hoặc một vài điểm, lúc đầu nhẹ sau đau nhiều, đặc biệt khi lên xuống cầu thang, leo dốc và thường xuất hiện các cơn đau vào ban đêm. Đây được xem là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

– Khớp gối có thể sưng lên do viêm, tràn dịch khớp nhưng hút dịch sẽ giảm đau nhưng không dứt điểm được tình trạng này.

– Bệnh sẽ nặng hơn khi khớp gối bị cứng vào lúc sáng sớm và lúc vừa ngủ.

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Đi bộ là hình thức luyện tập vận động đơn giản mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị thoái hóa khớp gối thường sẽ gặp phải các cơn đau nhức khớp gối do thoái hóa lại có xu hướng trở nặng khi vận động. Vậy người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không và đi bộ thế nào cho đúng là vấn đề cần phải lưu ý.

Những tác dụng của việc đi bộ đối với sức khỏe

Với người bị thoái hóa khớp gối, việc đi bộ sẽ mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như:

  • Đảm bảo chất lượng dịch khớp cần thiết để:

– Bảo vệ và nuôi dưỡng chức năng khớp gối tại vùng đang bị tổn thương

– Làm giảm độ ma sát tại các vùng sụn khớp từ đó hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa

– Duy trì và đảm bảo tính linh hoạt của khớp gối.

thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không
Đi bộ mang đến nhiều tác dụng cho khớp gối
  • Tốt cho sức khỏe như:

– Cơ bắp chân khỏe hơn: Thông qua việc đi bộ giúp khớp gối san sẻ áp lực từ trọng lượng, giảm đau khớp gối hơn

– Đốt cháy calo giúp giảm cân

– Ngủ ngon hơn

– Tăng cường máu lưu thông

– Giảm thiểu căng thẳng, lo âu

– Hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng tim mạch liên quan đến thoái hóa khớp.

Bị thoái hóa khớp gối có đi bộ được không?

Khi bị thoái hóa khớp gối, không có nghĩa là người bệnh chỉ có thể ngồi hay nằm 1 chỗ và hạn chế vận động. Người bệnh hoàn toàn có thể đi bộ một cách nhẹ nhàng, nếu thực hiện đúng cách và đảm bảo các yếu tố an toàn thì việc đi bộ còn giúp ích cho người bệnh, giúp các cơ và xương khớp dẻo dai hơn, làm giảm các cơn đau.

Theo các chuyên gia xương khớp, tùy vào tình trạng thoái hóa khớp mà người bệnh có thể chọn cách vận động phù hợp. Thông thường, người bệnh nên đi bộ từ 30-60 phút mỗi ngày (tùy cơ địa và tình trạng đau), có thể đi nhiều lần trong ngày vào buổi sáng hoặc chiều. Khi cảm thấy xuất hiện các cơn đau hay sưng tấy thì hãy dừng việc đi bộ và nghỉ ngơi, tránh làm tình trạng đau kéo dài. 

Những điều cần lưu ý khi đi bộ đối với người bệnh thoái hóa khớp gối

Để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối, người bệnh nên đi bộ đúng cách để tránh làm ảnh hưởng đến xương khớp trong quá trình luyện tập. Chính vì vậy, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

– Đến gặp bác sĩ để thăm khám về tình trạng bệnh và sức khỏe để bắt đầu luyện tập đi bộ

– Lựa chọn các cung đường đảm bảo an toàn, thuận tiện cho việc di chuyển như đường thẳng, không gồ ghề, gần nhà,…

– Thời gian luyện tập phù hợp là vào buổi sáng sớm và buổi tối, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng vào buổi sáng để khởi động xương khớp, kích thích khả năng tập trung của bệnh nhân, giảm tình trạng và tần suất đau khớp gối trong ngày.

– Lên kế hoạch luyện tập theo cường độ từ đơn giản đến khó để mỗi ngày được làm quen và dần tăng cấp độ

– Lựa chọn quần áo, mang giày thoải mái để dễ dàng vận động

– Thông báo với gia đình, người thân về lịch trình tập luyện để duy trì động lực đi bộ và giúp cho buổi tập không bị nhàm chán.

– Dừng lại việc đi bộ khi cảm thấy đau gối

– Kiểm soát tốc độ đi bộ bằng cách kiểm tra nhịp tim.

Những môn thể thao mà người bệnh thoái hóa khớp gối nên luyện tập

Để hỗ trợ điều trị nâng cao vận động cho người bị thoái hóa khớp gối, các môn thể thao được khuyến khích tập luyện từ các chuyên gia sức khỏe như: tập dưỡng sinh, đi xe đạp, bơi lội. Đây được biết đến là các môn thể thao an toàn, tốt cho sức khỏe bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối để rèn luyện xương khớp dẻo dai, tốt cho hệ tuần hoàn, hô hấp.

thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không
Các bài tập vận động nhẹ nhàng là cách vận động hiệu quả

Các phương pháp chữa thoái hóa khớp gối thường áp dụng hiện nay

Tại Intermec, quá trình chẩn đoán khớp gối bị thoái hóa được thực hiện thông qua việc thăm khám sức khỏe tổng quát, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn từ đó hiểu rõ hơn về các triệu chứng xảy ra để hỗ trợ trong việc chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Sau quá trình thăm khám và đưa ra được tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định về phương pháp điều trị cho bệnh nhân như sau:

– Phẫu thuật nội soi làm sạch: Phương pháp này thường được áp dụng với các bệnh nhân đang có các triệu chứng đau và đang có một số hạn chế về vận động nhưng điều trị nội khoa đạt kết quả hạn chế.

– Ghép tế bào sụn tự thân: Được chỉ định cho những bệnh nhân trẻ tuổi, sụn mới tổn thương do nguyên nhân chấn thương, vị trí tổn thương đơn độc

– Thay khớp gối: Được áp dụng khi bệnh đã ở giai đoạn 3 hoặc 4, không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Phương pháp này sẽ có chi phí cao bởi nó là một cuộc phẫu thuật lớn.

– Liệu pháp chữa khớp gối chuẩn Mỹ BIO KIT PRO: Ứng dụng những bước tiến vượt bậc của nền Y học hiện đại, Intermec mang đến giải pháp điều trị thoái hóa khớp gối chuẩn Mỹ bằng liệu pháp liệu pháp chữa khớp gối chuẩn Mỹ.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp Bio Kit Pro

Với phương pháp này sẽ giúp chăm sóc và bảo vệ xương khớp một cách hiệu quả dựa trên cơ chế tự động tìm kiếm – sửa chữa và thay thế các tế bào bị tổn thương để tạo ra các tế bào mới khỏe mạnh, hỗ trợ điều trị bệnh.

Intermec – Sự lựa chọn của hàng ngàn bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối

Những tác dụng đặc biệt của phương pháp liệu pháp chữa khớp gối chuẩn Mỹ mang đến như:

– Giảm đau nhanh chóng, loại bỏ các triệu chứng đau nhức, cứng khớp…

– Tái tạo sụn hư tổn nhanh hơn GẤP 3 lần so với bình thường, từ đó tạo nên lớp đệm sụn mới, thúc đẩy khả năng tự chữa lành của cơ thể.

– Tạo chất nhờn để bôi trơn sụn khớp

– Làm đảo ngược quá trình lão hóa của sụn khớp , từ đó làm chậm lão hóa tối đa

– Ổn định cấu trúc sụn khớp nhờ việc bổ sung collagen

– Cải thiện chức năng vận động, tăng cường sự bền bỉ và dẻo dai cho khớp xương.

Hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa khớp đã điều trị thành công tại Intermec

Trên đây là toàn bộ các thông tin, chia sẻ đánh giá chi tiết của chúng tôi để giúp người bệnh trả lời thắc mắc “thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không”. Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến các bệnh lý thoái hóa khớp, hãy đến với Intermec để được tư vấn và điều trị với chất lượng tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)