Nhiều người thường có thói quen nắn bóp, day ấn vào đầu gối mỗi khi cảm thấy đau do tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng không nên làm vậy vì sẽ khiến tổn thương nghiêm trọng hơn. Vậy tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không… Hãy cùng giải đáp thắc mắc này cùng phòng khám InterMec nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
Tràn dịch khớp gối có gây nguy hiểm không?
Tràn dịch khớp gối là tình trạng tăng tiết quá mức của bao hoạt dịch, khiến chất lỏng dịch khớp bị tràn ra khỏi ổ khớp, sau đó tích tụ gây sưng phù xung quanh khớp. Gây nên những cơn đau nhức, sưng viêm và làm giảm khả năng vận động của người bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối và chủ yếu là đến từ nguyên nhân bệnh lý. Trên thực tế, hầu hết người bệnh chỉ đi khám khi bệnh đã trở nặng và gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Khi đó cơn đau tăng dần, mức độ sưng phù đã làm thay đổi hình dạng đầu gối, người bệnh không thể đi lại được hoặc cần phải có sự trợ giúp từ công cụ để đứng lên đi lại. Trường hợp nặng, sụn khớp đã bị tổn thương và phá hủy, khiến cho các phương pháp điều trị truyền thống khó có thể chữa được hoàn toàn.
Tràn dịch khớp gối nếu cứ để lâu không điều trị còn có thể dẫn đến các nguy cơ dính khớp, teo cơ, hoặc thậm chí bại liệt suốt đời. Một nguy cơ nữa cần người bệnh lưu ý đó là nếu sử dụng cách chọc hút dịch khớp nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp, hỏng khớp rất nguy hiểm.
Vì vậy, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường như đau đầu gối, sưng tấy đỏ, nóng khớp, cứng khớp, khó cử động khớp gối… thì hãy tới bác sĩ để được chẩn đoán. Nếu phát hiện sớm ở giai đoạn đầu thì tràn dịch khớp gối hoàn toàn có thể chữa được. Điều quan trọng là chẩn đoán sớm và lựa chọn đúng phương pháp điều trị tương ứng.
Khi bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?
Theo các chuyên gia, để biết được khi bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không thì cần dựa vào đánh giá tình trạng bệnh từ bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Nếu bị tràn dịch khớp gối nhẹ, bạn có thể thực hiện các động tác xoa bóp nhẹ nhàng, phù hợp để làm giảm cảm giác khó chịu và giúp khớp gối cử động dễ dàng hơn. Xoa bóp đúng cách giúp chất lỏng hoạt dịch dễ dàng thoát ra khỏi vùng tích tụ, hạn chế tình trạng cứng khớp hiệu quả, giảm đau tổng thể, cải thiện lưu thông máu tới khớp gối.
Tuy nhiên, cần lưu ý thực hiện xoa bóp theo hình tròn, lực tay nhẹ nhàng, không ấn day mạnh lên các dây thần kinh. Tốt nhất nên chọn người có tay nghề và kinh nghiệm xoa bóp giúp và được tư vấn bởi bác sĩ.
Trường hợp tràn dịch khớp gối nặng với những biểu hiện nghiêm trọng như sốt cao, không thể tự đứng lên thì bệnh nhân không nên xoa bóp làm gì. Vì lúc này xoa bóp sẽ không có hiệu quả gì mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng sưng phù. Bệnh nhân nên tới ngay trung tâm y tế chuyên khoa xương khớp để được điều trị kịp thời.
Những lưu ý khi xoa bóp cho người bị tràn dịch khớp gối
Mặc dù xoa bóp cũng được xem là bài tập vật lý trị liệu không tốn kém mấy, giúp làm dịu cơn đau nhức khớp gối. Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này cũng cần lưu ý những điều sau:
– Không thực hiện xoa bóp để thay thế các phương pháp chữa trị chính thức.
– Xoa bóp chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không thể chữa được bệnh.
– Nên kết hợp với các loại thuốc được bác sĩ kê đơn để nhanh chóng chữa khỏi bệnh.
– Chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, nếu bị tràn dịch khớp nặng cần đến các trung tâm chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị.
– Cẩn trọng với các trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch, loãng xương, huyết áp cao.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ loại hình chữa trị tại nhà nào.
– Nếu gặp phải các tình trạng bất thường như sốt, tê liệt chân khi xoa bóp, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Các phương pháp chữa tràn dịch khớp gối thường áp dụng tại nhà
Sau khi biết được tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không thì người bệnh cũng có thể áp dụng một vài phương pháp sau vào chữa tràn dịch khớp gối ngay tại nhà:
- Chườm lạnh: Thông thường khi bị sưng tấy do tràn dịch khớp, người bệnh có thể dùng khăn bọc đá để chườm lên đầu gối bị sưng trong 20 phút, mỗi ngày chườm 3-4 lần để giảm sưng.
- Uống thuốc: Có khá nhiều loại thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn có thể dùng được. Tuy nhiên, tốt hơn hết vẫn nên để bác sĩ kê đơn cho bạn.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Khi bị tổn thương khớp gối, người bệnh cần thời gian nghỉ ngơi để phục hồi và làm lành vết thương. Lúc này nên hạn chế chơi các môn thể thao hoạt động mạnh, hạn chế làm việc nặng để cải thiện triệu chứng.
- Kê cao chân: Khi nằm nghỉ, hãy kê một chiếc gối dưới đầu gối để giúp máu hạn chế lưu thông tới đầu gối gây đau nhức.
- Dùng nẹp cố định đầu gối: Để hạn chế sưng và không tác động đến vùng tổn thương thì người bệnh có thể dùng băng quấn đàn hồi xung quanh đầu gối hoặc dùng nẹp cố định.
Khi nào người bệnh tràn dịch khớp gối nên đi gặp bác sĩ?
Nếu như những cách điều trị tại nhà không đem lại cải thiện cho tình trạng tràn dịch khớp gối thì bạn nên suy nghĩ đến việc thăm khám với bác sĩ. Các chuyên gia sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác và lời khuyên hợp lý để việc điều trị được nhanh chóng và thuận lợi.
Đặc biệt, khi thấy những biểu hiện như sưng phù đầu gối, nóng đỏ bất thường, đau nhức không thể vận động, sốt cao, phù nề, không thể đứng lên được… thì người bệnh nên tới ngay bệnh viện để tìm phương án xử lý kịp thời.
Ngoài ra, các trường hợp vừa bị chấn thương như tai nạn giao thông, chấn thương do chơi thể thao, tai nạn lao động… thì cần tới bệnh viện ngay lập tức. Kịp thời xử lý vết thương để giữ toàn vẹn và tránh gây ảnh hưởng tới khả năng vận động sau này.
Để biết được tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không, các bác sĩ tại InterMec sẽ thăm khám và chẩn đoán chính xác cho từng trường hợp. Tình trạng tràn dịch khớp gối sẽ nhanh chóng giảm thiểu nhờ phác đồ chuẩn Mỹ kết hợp với những thiết bị điều trị hiện đại. Giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục của mô lên gấp 2 lần và nâng hiệu quả điều trị lên GẤP 5 LẦN. Liên hệ ngay hotline 1900 1139 khi gặp phải bất kỳ vấn đề nào về xương khớp.
Bài viết liên quan
Điểm mặt các chấn thương thể thao thường gặp và cách phòng tránh
Chấn thương thể thao là một vấn đề phổ biến và có thể gây ra hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cũng như các hoạt động thể chất. Vậy, chấn thương thể thao là gì? Bạn đang gặp...
Feb
Khớp gối kêu lục cục khi co duỗi nhưng không đau là bị bệnh gì?
Tình trạng khớp gối kêu lục cục khi co duỗi không đau xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở những người lười vận động và người cao tuổi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số...
Dec
Top 5 bệnh viện xương khớp tốt nhất TP.HCM được người bệnh tin tưởng
Ngày nay không chỉ những người cao tuổi mà ngay cả người trẻ cũng bắt đầu gặp nhiều vấn đề với cơ xương khớp hay cột sống. Vì thế để tìm đúng bệnh viện xương khớp tốt nhất TPHCM ở...
Dec